Theo đó, dữ liệu thu được từ các tàu vũ trụ Voyager 1 và 2 cho thấy các electron trong tia vũ trụ được gia tốc bởi các sóng xung kích bắt nguồn từ các vụ phun trào ở vùng khí quyển bên ngoài bề mặt Mặt Trời.
Kế đó, các electron phóng ra ngoài không gian, di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ ghi nhận hiện tượng vật lý độc đáo này. Nó có thể giúp tạo ra các đột phá mới trong hiểu biết của chúng ta về "môi trường giữa các vì sao".
(Ảnh: Time24)
"Đó là một cơ chế mới", Giáo sư vật lý thiên văn Don Gurnett của Đại học Iowa, tác giả nghiên cứu cho biết.
Các nhà hy vọng khám phá này có thể giúp hiểu rõ hơn về sóng xung kích và bức xạ vũ trụ. Đây vốn là các yếu tố rất cần thiết giúp cung cấp thông tin phục vụ cho kế hoạch chính phục Mặt trăng và sao Hỏa trong thời gian tới.
Được phóng lên năm 1977 cách nhau 16 ngày, hai tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 du hành xuyên vũ trụ và khám phá những bí mật của Hệ Mặt trời trong suốt 4 thập kỷ qua.
Năm 2012, Voyager 1 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên tiếp cận thành công không gian giữa các vì sao. Tới cuối năm 2018, Voyager 2 tiếp bước Voyager tái lập kỳ tích này.
Trên thực tế, các tàu thăm dò của Voyager chỉ được thiết kế để tồn tại trong 5 năm với mục đích nghiên cứu Sao Mộc và Sao Thổ. Tuy nhiên, chúng vẫn bền bỉ tồn tại và cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng về Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cùng các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
Cả Voyager 2 và Voyager 1 đều mang một đĩa đồng mạ vàng kèm theo ký hiệu âm thanh, hình ảnh và lời chào bằng nhiều ngôn ngữ để mô tả sự đa đạng về cuộc sống và văn hóa trên Trái Đất, trong nỗ lực gửi tín hiệu tới người ngoài hành tinh nếu họ bắt gặp.