Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những bộ phận của rau củ ăn vào là tích độc trong người

Tận dụng các bộ phận của rau củ để nấu ăn là một biện pháp tránh lãng phí được nhiều bà nội trợ áp dụng; tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân, hạt… lại chưa nhiều độc tố nguy hiểm, cần loại bỏ trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào.

1. Cành và mầm khoai tây

Cành và mầm khoai tây tập trung rất nhiều độc tố solanin. Những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao dễ gây ngộ độc, đau dạ dày khi tiêu hóa.

2. Gừng đã bị thối

Gừng sau khi bị thối sẽ sinh ra một chất có độc tính cao khiến tế bào gan biến dạng, hoại tử, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.

3. Khoai lang có đốm đen

Khoai lang để lâu không được bảo quản đúng cách sẽ xảy ra hiện tượng bị đốm đen vỏ ngoài, hoặc mốc meo, phân hủy. Khi khoai có đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần, khoai trở nên nhạt và đắng. Nếu chúng ta ăn vào loại khoai này sẽ gây hại cho gan. Các chất độc không phân hủy trong khoai kể cả khi nấu chín sẽ tích trữ trong cơ thể gây hiểm họa khó lường.

4. Cà chua còn xanh

Giống như khoai tây, cà chua xanh cũng chứa nhiều độc tố solanine. Sau khi ăn vào sẽ gây bồn nôn, ngộ độc cho người sử dụng. Cách tốt nhất để chế biến cà chua là chờ khi nó chín đỏ và chín đều trên bề mặt vỏ bên ngoài. Kể cả còn một ít màu vỏ xanh loang lổ cũng không nên ăn.

5. Bắp cải thối

Bắp cải thối được xem là một trong những món ăn độc hại được các chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không nên ăn. Rau cải thối dễ dàng sinh vi khuẩn, tạo ra chất nitrit độc hại. Sau khi ăn chất này, cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi….Trường hợp nặng có thể gây ra chuột rút nặng, hôn mê.

6. Hạt táo

Trong hạt táo có chứa chất độc amygdalin làm giải phóng chất cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột. BÌnh thường lớp vỏ ngoài của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này nhưng khi chúng ta nhai nát và nuốt nó vào bụng, các chất độc này sẽ bắt đầu được giải phóng.

Nếu nhai nuốt 200 hạt táo có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Vì vậy, chúng ta nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn để tránh gây độc cho cơ thể và cũng bởi, chúng chẳng có vị gì hấp dẫn cả.

7. Lá và hoa của cây cà tím

Nhiều người cho rằng, ăn cà tím sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải như vậy. Sự thật là lá và hoa của cây cà tím mới có khả năng khiến chúng ta ốm thực sự. Nguyên nhân là bởi chất solanin có hại thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.

8. Quả của cây măng tây

Nếu đã từng trồng măng tây, chúng ta sẽ nhìn thấy những quả đỏ mọng trông rất hấp dẫn. Ngày nay do giống đã được lai tạo nên măng tây không còn quả nữa. Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng.

Trong quả măng tây có chứa chất độc sapogenin, một chất độc nhẹ có thể gây nôn nửa, tiêu chảy cho con người và có thể gây ngộ độc cho động vật.

Cô Tấm

Tin mới