Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nghìn người chịu rét đến ngắm dung nhan của 'nữ tướng' ở hội đền Gióng

(VTC News) -

Sáng nay, hàng nghìn người dân có mặt tại lễ hội đền Gióng (Hà Nội) để dâng hương chiêm bái và ngắm vẻ đẹp của “nữ tướng” khi kiệu di chuyển vào sân rồng đền Thượng.

Lễ hội đền Gióng năm nay làm sớm hơn mọi năm nên từ khoảng 6h30 ngày 27/1 (mùng 6 Tết), 6 thôn đã rước lễ vật từ đình làng đến đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). 

Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước về dự. 

Như thường lệ, nghi thức rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ), biểu tượng cây gậy của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa, lại được thực hiện.

Ban tổ chức chia ra làm 3 nơi để phát lộc cho đại biểu, du khách. Năm nay, người dân không được vào bên trong để xin lộc.

Năm nay, "nữ tướng" được thôn Yên Tàng lựa chọn có tên là Nguyễn Thị Huyền Trang (12 tuổi). Huyền Trang đang học lớp 6, trong nhiều năm học liên tiếp, Trang luôn là con ngoan trò giỏi, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến.

"Nữ tướng” là nhân vật đặc biệt tại lễ hội Gióng nên nhận được sự quan tâm của mọi người.

Dù thời tiết hôm nay rất lạnh với nền khoảng 12 độ C, nhưng rất nhiều người vẫn kéo về lễ hội đền Gióng để dâng hương chiêm bái và ngắm dung nhan của "nữ tướng".

Nhiều người thích thú dùng điện thoại quay lại cảnh kiệu của "nữ tướng" di chuyển vào sân rồng đền Thượng.

Giò hoa tre được bảo vệ nghiêm ngặt từ đền Thượng xuống đền Hạ, nhiều thanh niên thôn khác hò reo, định vào cướp nhưng lực lượng công an và những thanh niên rước kiệu thôn Vệ Linh đã ngăn cản.

Lễ trầu cau của thôn Dân Tảo sau khi dâng lễ thánh được mang xuống đền Hạ.

Lễ hội Gióng đền Sóc tổ chức để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng. Đây cũng được xem là lễ hội truyền thống tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ngô Nhung

Tin mới