Nghiên cứu do các nhà sinh học phân tử tại Đại học Oxford kết luận, trong lịch sử đã có nhiều lần dân số thế giới tụt dốc một cách không phanh. Chúng ta từng chỉ còn khoảng 1.000 người trong nhóm trưởng thành.
Nhóm người này đã phải vật lộn với các cuộc săn bắn và hái lượm nhỏ lẻ trong suốt cả ngàn năm. Cho đến tận cuối thời kì đồ đá, dân số loài người mới có dấu hiệu hồi phục.
Trong khi đó, nhà khoa học Sam Kean lại cho rằng: “Chúng ta gần như đã tuyệt chủng. Con số này chính xác là chỉ có 40 cặp đôi”.
Vậy điều gì là nguyên nhân cho cuộc đại suy thoái này?
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do phun trào núi lửa. Vào khoảng 70.000 năm TCN, ngọn núi lửa Toba khổng lồ trên đảo Sumatra, Indonesia bất ngờ hoạt động lại. Toba đã thổi khoảng 2.800 km khối tro bụi núi lửa và nham thạch vào bầu khí quyển.
Vụ phun trào đó đã bao phủ 6cm tro lên khắp Nam Á, Ấn Độ Dương, Ả Rập và Biển Đông. Lớp tro này ngày nay vẫn có thể nhìn thấy được ở một số nơi.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do phun trào núi lửa.
Lớp khí bụi do Toba tạo ra đã che mờ Mặt trời trong suốt 6 năm, làm thay đổi các cơn mưa theo mùa và làm ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên.
Thiếu ánh sáng và chịu ảnh hưởng từ vụ phun trào, những cơn mưa theo mùa đã bị gián đoạn; những dòng suối bị cạn kiệt. Thậm chí, các cây cối và hoa quả cũng đều khan hiếm.
Loài người sống ở Đông Phi, ngay bên kia Ấn Độ Dương phải chịu cảnh chết đói vì không tìm được thức ăn. Thêm vào đó, nhiệt độ vốn lạnh nay lại càng lạnh hơn. Lớp mây bụi ngăn cho ánh Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Kỷ băng hà diễn ra vào khoảng 70.000 năm TCN có thể là nguyên nhân khiến dân số loài người tụt dốc.
Phải mất hơn 200.000 năm để nhân loại khôi phục lại con số một tỷ người vào năm 1804. Tuy nhiên, bài học từ núi lửa Toba cho thấy con người bé nhỏ thế nào trước thiên nhiên.
Với số lượng ngày càng tăng, nhiều người lo lắng về khả năng chống lại các mối đe dọa khi loài người tiếp tục đòi hỏi ngày càng nhiều tài nguyên từ hành tinh này.