Núi lửa Anak Krakatoa phun trào tro và hơi nước trên vùng biển Sunda Strait, Indonesia ngày 22/9/2018. Vụ phun trào này gây ra một trận sóng thần làm 420 chết và 40.000 người phải di dời chỗ ở. Tên núi lửa Anak Krakatoa có nghĩa là “Đứa con của Krakatoa”, phát triển từ những tàn tích của đảo núi lửa Krakatoa. Năm 1883, Krakatoa từng phun trào khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và mở ra thời kỳ ấm lên toàn cầu.
Những dòng dung nham nóng đỏ từ núi lửa Anak Krakatoa trong một lần phun trào vào tháng 7/2018.
Núi lửa Mayon, Philippines, phun trào trong vài tuần liền từ tháng 1/2018. Từ miệng núi lửa, những dòng dung nham nóng đỏ phun ầm ầm và những cột tro khổng lồ bốc lên bầu trời.
Núi lửa Ontake ở miền trung Nhật Bản phun trào vào năm 2014 làm 47 du khách mạo hiểm thiệt mạng khi leo lên núi nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Hầu hết những người này chết vì trúng phải đá bay ra từ núi lửa. Những người còn sống bị thương nặng vì khí, tro nóng và đá vụn phun ra từ núi lửa khi chạy trốn khỏi ngọn núi đang phun trào. Các nhà địa chấn học cho biết, không có một cảnh báo nào về vụ phun trào lớn này.
Núi lửa Unzen ở miền Nam Nhật Bản, phun trào vào năm 1991 khiến 43 người bị thiệt mạng bởi tro nóng và hơi nước bốc lên từ sườn núi. Năm 1792, khu vực này cũng xảy ra một vụ phun trào khiến 15.000 thiệt mạng.
Núi lửa Agung, Bali (Indonesia) – sau một loạt vụ phun trào vào năm 1963 cướp đi sinh mạng của khoảng 1.900 người, Agung ở trạng thái không hoạt động cho tới nửa cuối năm 2017. Ttừ đó, hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia bắt đầu xảy ra các cơn động đất do núi lửa, lúc cao điểm nhất là 1000 lần động đất/ngày. Các đợt phun trào sau động đất khiến 40.000 phải sơ tán và các sân bay xung quanh phải đóng cửa. Lần phun trào gần đây nhất của Agung là vào tháng 6/2019.
Núi lửa Sinabung ở Sumatra, Indonesia "thức dậy" vào năm 2010 sau 400 năm ngủ yên. Hiện nó là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia. Nó phun trào liên lục từ tháng 9/2013 và vẫn thường xuyên xảy ra những trận động đất do núi lửa phun trào.
Núi lửa Kadovar, Papua New Guinea, một hòn đảo núi lửa cao 365m và chưa được xác nhận có đợt phun trào nào kể từ trước năm 2018. Đợt phun trào năm 2018 đã thổi một đợt tro bụi cao 2.100m lên trời, khiến cư dân của hòn đảo phải sơ tán. Những nguy cơ núi lửa được xác định tại Kadovar sẽ gồm các hoạt động nổ, lở đất và có thể dẫn tới sóng thần.
Núi lửa Kusatsu-Shirane, Nhật Bản. Một vụ phun trào nhỏ vào ngày 23/1/2019 làm một quân nhân đang trượt tuyết gần đó bị chết và vài người khác bị thương khi gây ra một trận lở tuyết. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, không có hoạt động phun trào núi lửa nào tại khu vực này khoảng 3000 năm nay cho đến khi xảy ra vụ phun trào đầu năm 2019.