Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Gần 99% thủ tục hành chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu được giải quyết đúng hạn

(VTC News) -

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu đúng hạn đạt gần 99%, vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao.

Ngày 27/1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) tổ chức hội nghị Tổng kết công tác cải cách hành chính; chuyển đổi số năm 2023; Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án 06 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. 

Theo tài liệu báo cáo tại hội nghị, tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính ở BR-VT đúng hạn đạt gần 99%, vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao. Tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp cải thiện so với năm 2022, đạt hơn 87% và cũng vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh BR-VT giao.

Việc thực hiện chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính bước đầu đã mang lại hiệu quả với 35/39 chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ tiêu Trung ương giao.

Hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến tỉnh BR-VT đạt 95,5%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến gần 79%. Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%. Sản phẩm có giấy chứng nhận OCOP của BR-VT đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử đạt 100%. Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia đã xử lý kịp thời 333 phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, đạt 100%.

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Hoàng Thọ)

Trong năm 2023, lĩnh vực chính quyền số đã được UBND tỉnh triển khai với nhiều kết quả tích cực. Tỉnh đã tổ chức triển khai kết nối, đồng bộ và tích hợp dữ liệu ngành, lĩnh vực của 26 cơ quan, đơn vị về IOC tỉnh; triển khai nền tảng phân tích các chỉ tiêu của tỉnh như: chỉ tiêu kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính, văn hóa, thể thao...

Cùng với đó, đã xây dựng ứng dụng (App) “Điều hành công việc” trên thiết bị thông minh dành riêng lãnh đạo tỉnh nhằm kịp thời chỉ đạo, xử lý và cảnh báo hồ sơ, thủ tục dịch vụ công trực tuyến chậm, trễ hẹn.

Triển khai, đưa vào vận hành App IOC tỉnh để phục vụ cán bộ, công chức, viên chức trong theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ, thống kê số lượng hồ sơ trực tuyến...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã triển khai giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã năm 2023; giao dịch thanh toán trực tuyến thành công trên Cổng Dịch vụ công tỉnh/Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 78,9%;

82/82 xã, phường, thị trấn đã xây dựng trang thông tin điện tử; các sở, ban, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm nộp hồ sơ trực tuyến, không nộp hồ sơ trực tiếp tại một số ngày trong tuần và đang được thực hiện tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã.

Theo UBND tỉnh BR-VT, về chính quyền số, tỷ trọng số hóa trong các hoạt động của chính quyền đã tăng lên, nhiều hoạt động và giao dịch của các cơ quan công quyền với nhau và với người dân đã được thực hiện trực tuyến, đẩy mạnh việc công khai, minh bạch; liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 4 cấp hành chính.

100% cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh đã xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng; rất nhiều cuộc họp của UBND tỉnh với bộ ngành Trung ương và các địa phương đều được tổ chức trực tuyến…

Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến đã đạt theo chỉ tiêu đề ra; một số cơ quan, đơn vị đã triển khai thí điểm mô hình ngày nhận hồ sơ trực tuyến tại bộ phận một cửa ở cả 3 cấp...

Về kinh tế số, tỉnh đã phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ nghiên cứu phương pháp tính toán đo lường kinh tế số, xã hội số.

Năm 2023, đã hỗ trợ đánh giá 3 chỉ tiêu về kinh tế số, gồm: tỷ trọng kinh tế số trong GRDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, tỷ trọng nhân lực kinh tế số trên lực lượng lao động...

Về thực hiện hiệu quả các tiện ích của Đề án 06, trong 2 năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an mở nhiều đợt cao điểm tập trung quyết liệt huy động tối đa lực lượng, thành lập các tổ lưu động đến tận xã, phường, nhà công dân để thu nhận hồ sơ Căn cước công dân (CCCD), tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT).

Đồng thời, huy động sự vào cuộc của các ngành, các cấp tăng cường phối hợp với lực lượng Công an trong đồng tác thu nhận hồ sơ CCCD và kích hoạt tài khoản ĐDĐT.

Đến hết 17/12/2023, tổng toàn tỉnh đã thu nhận hơn 1 triệu hồ sơ CCCD, kích hoạt gần 600.000 tài khoản ĐDĐT, đạt 93% chỉ tiêu Bộ Công an giao. Trong đó, 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID mức độ 2 và khi giải quyết thủ tục hành chính phải sử dụng ứng dụng CCCD, VNeID mức độ 2 để kiểm tra thông tin của công dân thay cho giấy tờ truyền thống.

Hoàng Thọ

Tin mới