Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Du khách nườm nượp 'check-in' khu trưng bày hơn 3 vạn hiện vật cổ Tây Nguyên

(VTC News) -

Không gian trưng bày hơn 30.000 cổ vật, hiện vật độc đáo của các dân tộc 5 tỉnh Tây Nguyên thu hút du khách, người dân tới tham quan, tìm hiểu, "check-in" dịp Tết.

Du khách 'check-in' tại khu trưng bày hơn 3 vạn hiện vật cổ Tây Nguyên

Không gian trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai" với hơn 30.000 cổ vật, hiện vật trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn của người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán 2024.

Hoạt động trưng bày này do UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức, diễn ra trong một năm và kết thúc vào cuối năm 2024.

Hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Đề án Bảo tồn phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của người đồng bào Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.

Các hiện vật được trưng bày theo hướng bảo tàng mở, du khách được tham quan, trải nghiệm, tương tác với hiện vật. 

Không gian trưng bày các tượng nhà mồ, tượng gỗ điêu khắc gắn với đời sống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. 

Hiện vật được trưng bày thành từng nhóm chủ đề như: Bộ sưu tập gùi cổ, trống da trâu, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, sưu tập ghè, choé cổ...

Các em nhỏ thích thú khám phá những chiếc trống được dùng trong lễ hội quan trọng của buôn làng. 

Du khách chụp hình lưu niệm cùng các tượng gỗ điêu khắc.

Du khách tham quan, tìm hiểu và chụp hình lưu niệm cùng những hiện vật, cổ vật được trưng bày tại không gian "Thiên đường Tây Nguyên - Gia Lai".

Bà Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (du khách tới từ Phú Yên) cho biết: "Tôi thấy việc trưng bày các hiện vật cổ theo cách "mở" như thế này rất hay, người dân và du khách rất dễ tiếp cận. Ở đây gia đình tôi được tận mắt chiêm ngưỡng hàng nghìn cổ vật độc đáo và có thêm nhiều trải nghiệm, hiểu biết hơn về văn hóa các dân tộc Tây Nguyên”.

Chị Nguyễn Thị Kim Huệ (TP Pleiu, tỉnh Gia Lai) cho biết các hiện vật, nhà sàn không còn lạ lẫm gì đối với bản thân chị. Song, khi trực tiếp tham quan "bảo tàng mở" này, chị thấy cách bố trí đẹp, tạo thêm sự gần gũi với du khách và người dân. "Tham quan trực tiếp cho mình nhiều trải nghiệm, kiến thức và không gian này rất hợp để chụp hình vào dịp đầu xuân năm mới", chị Huệ nói.

HIỀN MAI

Tin mới