Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Dòng sông nội địa nào dài nhất Việt Nam?

(VTC News) -

Đây là dòng sông nội địa dài nhất nước ta, chảy qua 10 tỉnh thành phố, có vị trí quan trọng về tài nguyên nước, nguồn điện năng, giao thông đường thủy.

1. Dòng sông nội địa nào dài nhất Việt Nam?

  • A

    Sông Hồng

  • B

    Sông Đồng Nai

    Sông Đồng Nai là dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam và có lưu vực lớn thứ ba cả nước. Sông chảy qua 10 tỉnh, thành phố, gồm: Đồng Nai, TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Nông, Long An, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu.
    Sông còn có các phụ lưu, gồm: sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ. Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu.

  • C

    Sông Mã

  • D

    Sông Cả

2. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ tỉnh nào?

  • A

    Lâm Đồng

    Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng, sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) ở độ cao 1.770m.
    Cao nguyên Lang Biang gồm nhiều đồi đỉnh tròn. Có những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167m, Bi Đúp 2.287m. Thung lũng hiện nay là rừng cây thưa, mặt dốc, các sườn phủ cỏ cao và dày. Độ dốc các sườn núi thường là 20 - 25%. Hướng chảy chính của sông là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam

  • B

    Kon Tum

  • C

    Đắk Lắk

  • D

    Đắk Nông

3. Trên lưu vực sông Đồng Nai có bao nhiêu thủy điện?

  • A

    5

  • B

    10

  • C

    15

  • D

    20

    Hiện nhiều dự án thủy điện trên 3 sông chính: sông Đồng Nai, sông La Ngà và sông Bé. Theo khảo sát của Ủy ban sông Mê Kông, có 20 dự án thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai với tổng công suất 2.766 MW. Cụ thể, trên sông Đồng Nai gồm 9 thủy điện, sông La Ngà 5 thủy điện và trên sông Bé 6 thủy điện. Đó là chưa tính hàng loạt thủy điện có công suất nhỏ do các địa phương tự duyệt quy hoạch.

4. Điểm cuối của sông Đồng Nai khi chảy ra biển Đông thuộc địa phận tỉnh, thành phố nào?

  • A

    Đồng Nai

  • B

    Trà Vinh

  • C

    TP.HCM

    Sông bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng). Thượng nguồn của sông Đồng Nai là sông Đa Dâng (Lâm Đồng). Sau đó, sông sẽ đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ (TP.HCM).

  • D

    Sóc Trăng

5. Xét về độ lớn lưu vực sông, sông Đồng Nai chỉ xếp sau con sông nào ở Nam Bộ?

  • A

    Sông Tiền

  • B

    Sông Cửu Long

    Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. 
    Lưu vực sông Đồng Nai có diện tích khoảng 38.600km2. Trong khi đó, lưu vực sông Cửu Long bao phủ phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long và có diện tích hơn 40.000km2.

  • C

    Sông Hậu

  • D

    Sông Cái Lớn

6. Sông Cửu Long là một phần của dòng sông nào?

  • A

    Sồng Hồng

  • B

    Sông Cả

  • C

    Sông Mê Kông

    Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Tại đây, sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Chín sông của Me Kông như 9 con rồng uốn lượn nên được gọi tên khác là sông Cửu Long. 
    Sông Mê Kông là con sông lớn thứ 7 tại châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước. Nó xuất phát từ vùng cao nguyên Thanh Tạng, chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông tại Việt Nam.

  • D

    Sông Lô

Khánh Sơn

Tin mới