Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nơi đầu tiên sông Hồng chảy vào Việt Nam thuộc tỉnh nào?

(VTC News) -

Đây là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam.

1. Nơi đầu tiên sông Hồng chảy vào Việt Nam thuộc tỉnh nào?

  • A

    Lào Cai

    Sông Hồng (hay còn gọi sông Hoàng Hà) bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Sông chủ yếu chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê.
    Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; bờ nam sông thuộc Việt Nam, bờ bắc vẫn là lãnh thổ Trung Quốc.
    Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. 
    Cột mốc biên giới 92 nằm ở xã Lũng Pô, huyện Bát Xát (Lào Cai) là điểm thiêng liêng đánh dấu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột mốc này thuộc quản lý của đồn biên phòng Lũng Pô.
    Từ thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình rồi đổ ra biển Đông. 

  • B

    Sơn La

  • C

    Điện Biên

  • D

    Hà Giang

2. Sông Hồng chảy qua Lào Cai bao nhiêu km?

  • A

    125 km

  • B

    126 km

  • C

    127 km

  • D

    128 km

    Theo thông tin từ Đài Phát - Truyền hình Lào Cai ngày 3/4/2022, sông Hồng bắt đầu chảy vào Việt Nam từ thôn Lũng Pô. Sông Hồng đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 128 km. 

3. Đỉnh núi nào ở Lào Cai được mệnh danh "nóc nhà Đông Dương"?

  • A

    Fansipan

    Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh "nóc nhà Đông Dương" (3.143 m). Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
    Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan", nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Fansipan được hình thành vào hai kỷ Permi - Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260-250 triệu năm. 
    Thực vật ở Fansipan rất phong phú với 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc bảy nhóm, một số loại thuộc nhóm quý hiếm.
    Đỉnh Fansipan hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi có thể được thực hiện qua các tour của công ty du lịch lữ hành hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ.

  • B

    Pu Si Lung

  • C

    Pu Ta Leng

  • D

    Ky Quan San

4. Ở Lào Cai, dân tộc nào chiếm phần lớn (sau dân tộc Kinh)?

  • A

    Dân tộc Tày

  • B

    Dân tộc Dao 

  • C

     Dân tộc H’Mông

    Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống, gồm các dân tộc: dân tộc Kinh, H’Mông, Tày, Dao, Thái, Giáy, Nùng, Phù Lá, Hà Nhì, Lào, Kháng, LaHa, Mường, Bố Y, Hoa, La Chí, Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu.
    Sau dân tộc Kinh, dân tộc H' Mông đứng thứ 2 với 122.825 người. 

  • D

     Dân tộc Thái 

5. Một trong những món ăn đặc sản của Lào Cai là? 

  • A

    Vịt om hoa chuối

  • B

    Xôi nếp nương

  • C

    Gà nướng mắc khén

  • D

    Thắng cố 

    Thắng cố là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông, món ăn này có lịch sử cách đây khoảng 200 năm khi người dân tộc H’Mông về cứ trú tại Bắc Hà – Lào Cai. Sở dĩ món thắng cố của người H’Mông đặc biệt bởi vì cách chế biến rất đặc biệt. Món thắng cố truyền thống của người H’Mông được làm từ thịt ngựa. Khi nấu thì không bỏ bất cứ phần nào trên cơ thể ngựa.
    Về sau, món thắng cố được các dân tộc khác cải biến thành các món thịt trâu, bò, lợn và bỏ thêm nhiều các loại gia vị khác nhau để tạo ra nhiều hương vị khác nhau đặc trưng của mỗi vùng. Tuy nhiên, món thắng cố ngon nhất vẫn là món thắng cố ngựa truyền thống của bà con dân tộc H’Mông ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa.

6. Đây là một bản làng nổi tiếng với nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm tại Lào Cai?

  • A

    Bản Cát Cát

    Là bản nổi tiếng với nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm tại tỉnh Lào Cai. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở bản Cát Cát, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai được phụ nữ dân tộc Mông duy trì lưu truyền bao đời nay thông qua tục lệ bà/mẹ truyền cho con/cháu. Dệt thổ cẩm đã thẩm thấu vào đời sống, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Mông nơi đây.
    Để làm ra những tấm vải thổ cẩm truyền thống, những phụ nữ dân tộc Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu và cầu kỳ. Trong đó, nguyên liệu chính làm ra vải là sợi cây lanh, cây gai khi dệt thành vải có độ bền cao. Lanh được phơi khô trước khi được đồng bào Mông mang về tước vỏ. Khi tước họ phải giữ cho sợi lanh không bị đứt đoạn, hạn chế ít nhất các mối nối. Đồng thời phải tước vỏ lanh cùng một cỡ, trình tự hợp lý để nối vỏ lanh là nối ngọn với ngọn, gốc với gốc. Hai đầu đoạn vỏ lanh quấn xoắn vào nhau, se dọc theo chiều dài của vỏ.

  • B

    Bản Tả Van

  • C

    Bản Lao Chải

  • D

    Bản Tả Phìn

Khánh Sơn

Tin mới