Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tỉnh nào ở nước ta được mệnh danh 'thủ phủ' cà phê?

(VTC News) -

Đây là tỉnh có diện tích trồng cà phê nhiều nhất nước ta, được coi là 'thủ phủ' cà phê, nằm ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.

1. Tỉnh nào ở nước ta được mệnh danh 'thủ phủ' cà phê?

  • A

    Đắk Lắk

    Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê của nước ta, bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước. Nhiều năm qua, cà phê là nông sản chủ lực trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. 
    Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 213.000ha cà phê, chiếm diện tích nhiều nhất trong các loại cây công nghiệp của tỉnh. Với điều kiện tự nhiên phù hợp và do được chăm sóc tốt, nên sản lượng và chất lượng cà phê Đắk Lắk ngày càng tăng. Niên vụ 2021-2022, năng suất đạt 26,3 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 526.000 tấn, tăng 17.800 tấn so với niên vụ trước.

  • B

    Gia Lai

  • C

    Lâm Đồng

  • D

    Đắk Nông

2. Diện tích Đắk Lắk đứng thứ mấy cả nước?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

    Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, tỉnh có diện tích tự nhiên hơn 13.000 km2 (đứng thứ 4 cả nước), dân số khoảng 1,9 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60%; đất bazan chiếm trên 40% diện tích đất tự nhiên; khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
    Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, được định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

3. Đắk Lắk có hồ nước ngọt tự nhiên nào lớn thứ hai Việt Nam?

  • A

    Hồ Tà Đùng

  • B

    Hồ Ea Kao

  • C

    Hồ Lắk

    Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và hồ tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam, sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ gồm những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. 
    Hồ nước này nằm ở thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk và cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 60km. Hồ Lắk được nhắc đến như một huyền thoại, là hồ nước ngọt lớn nối với sông Krông Ana, rộng khoảng 500 hecta.

  • D

    Hồ Tuyền Lâm

4. Tên gọi thành phố Buôn Ma Thuột ý nghĩa gì?

  • A

    Bản làng cồng chiêng

  • B

    Bản làng nhiều voi

  • C

    Bản làng Ama Y Thuột 

    Theo Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk, địa danh Buôn Ma Thuột là tên của buôn đồng bào Êđê Kpă.  Vùng đất này vào cuối thế kỷ XIX chỉ có một buôn với khoảng năm chục nhà dài, mỗi nhà có từ 30 đến 40 người do người Tù trưởng Ama Thuột cai quản nằm bên dòng suối Ea Tam. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột không còn là buôn đơn lẻ nữa mà đã quy tụ phát triển thêm hàng chục buôn khác.
    Tuy nhiên, Buôn Ma Thuột vẫn là buôn lớn, trung tâm của cả vùng lúc bấy giờ và do Tù trưởng Ama Thuột, người có thế lực và uy tín cai quản. Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột – làng của cha Y Thuột (tiếng Êđê: Ama có nghĩa là cha, Y Thuột là chỉ người con trai tên Thuột – Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột).

  • D

    Bảng làng trong rừng

5. Đắk Lắk có lễ hội nào nổi tiếng?

  • A

    Lễ hội mừng lúa mới 

  • B

    Lễ hội đua voi

    Lễ hội đua voi là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Cứ hai năm một lần, vào khoảng tháng 3 âm lịch, khi người dân bắt đầu đi làm nương rẫy thì lễ hội được tổ chức. Hội chỉ diễn ra trong một ngày, chủ yếu là tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đây là nơi tập hợp những chú voi khỏe mạnh và to lớn. 
    Hội đua voi diễn ra nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Mỗi cuộc đua gồm 5 - 10 con voi giăng hàng ngang trên bãi đất rộng và phẳng để thi theo từng tốp. Sau hiệu lệnh là một hồi tù và đàn voi sẽ phóng nhanh về phía trước trong sự reo hò cổ vũ của người dân và khách thập phương.

  • C

    Lễ hội Puh Hơ Drih

  • D

    Lễ hội Lồng Tồng 

6. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận vào năm nào?

  • A

    2005

    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bahnar, Xê Đăng, M’Nông, Cơ ho, Rơ Măm, Ê Đê, Jrai...
    Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. 

  • B

    2006

  • C

    2007

  • D

    2008

KHÁNH SƠN

Tin mới