Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Theo hợp đồng đã ký kết, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu được phân loại cụ thể trên CIC - Tổ chức tín dụng quốc gia Việt Nam. Hệ thống CIC đánh giá lịch sử nợ theo 5 nhóm:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm nợ này bao gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nợ nhóm 2 bao gồm nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ: nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm nợ này bao gồm: nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nhóm nợ này dựa trên các tiêu chí: nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
(Ảnh minh họa)
Nợ xấu ngân hàng có được mua trả góp?
Mua trả góp là hình thức mua bán tài sản và hàng hóa, trong đó người mua chỉ cần thanh toán một phần. Phần còn lại, người mua sẽ trả hàng tháng bao gồm một phần gốc và lãi. Đây được xem là một hình thức cho vay tiền mà các kỳ trả lãi và nợ gốc sẽ trùng nhau.
Hình thức mua trả góp ngày càng phổ biến bởi có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng như mua điện thoại, xe máy, ti vi, mua nhà...
Mua trả góp cũng giống như bạn đang vay tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Theo đó, trường hợp khách hàng đang bị nợ xấu thì ngân hàng và công ty tài chính sẽ xem xét mua trả góp căn cứ vào nhóm nợ khách hàng đang mắc phải. Có trường hợp có thể tiếp tục vay trả góp thuận lợi, cũng có những trường hợp ngân hàng sẽ từ chối cho vay.
Tùy vào mức độ đánh giá nợ xấu và hồ sơ vay mà xác định có thể vay mua trả góp tiếp hay không. Mỗi nhóm nợ sẽ được quy định cụ thể như sau:
- Nợ nhóm 1: Thường là người có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi đúng thời hạn nên các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng có thể xem xét để giải ngân hồ sơ mua trả góp của khách hàng.
- Nợ nhóm 2: Nếu thuộc nhóm này, khách hàng sẽ không được các ngân hàng chấp nhận hồ sơ mua trả góp nhưng vẫn có thể thực hiện thủ tục mua trả góp tại các công ty tài chính.
- Nợ nhóm 3, 4 và 5: Những nhóm nợ này thuộc nhóm nợ khó đòi nên sẽ không được ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay. Để có thể tiếp tục vay mua trả góp, khách hàng cần phải trả hết gốc và lãi và sau khi được xóa nợ xấu,
Như vậy, khách hàng thuộc nhóm nợ 1 và nhóm 2 vẫn có thể tiếp tục thực hiện vay mua trả góp tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng và công ty tài chính. Khách hách hàng nợ xấu ở mức độ 3, 4, 5 không thể mua trả góp trong khoảng thời gian chưa được xóa nợ xấu.