Tại nhiều ngân hàng hiện nay, mỗi khách hàng với 1 CCCD/CMND có thể mở từ 2 - 4 thẻ ATM (thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán) trên cùng một tài khoản thanh toán.
Chẳng hạn, tại ngân hàng Techcombank, khách hàng có thể mở tối đa 4 thẻ thanh toán nội địa hoặc quốc tế trên cùng 1 tài khoản thanh toán phục vụ cho những mục đích tiêu dùng khác nhau.
Hiện nay, người dùng không bị giới hạn số thẻ ATM được mở tại các ngân hàng khác nhau. Theo đó, mỗi người có thể mở tối đa tất cả số thẻ ATM theo quy định của các ngân hàng tùy theo nhu cầu sử dụng.
(Ảnh minh họa)
Người dùng không bị giới hạn số thẻ ATM tại các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc mở quá nhiều thẻ ATM sẽ khiến khách hàng khó khăn trong việc quản lý chi tiêu và kiểm soát dòng tiền. Vì vậy, nếu không phải người kinh doanh, buôn bán, có nhiều nguồn tiền ra vào khác nhau hoặc có nhu cầu tách biệt các khoản thu chi riêng theo nhu cầu cá nhân thì khách hàng chỉ nên sở hữu 1 - 2 thẻ ATM là hợp lý.
Dưới đây là một số lý do không nên làm nhiều thẻ ngân hàng:
Trả quá nhiều các loại phí
Việc mở nhiều thẻ ngân hàng ATM sẽ khiến người dùng phải trả nhiều loại phí như phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking...Có thể những loại phí này không lớn nhưng khi phải trả nhiều loại phí cho nhiều thẻ ngân hàng một lúc, người dùng sẽ khó kiểm soát được và số tiền phải trả là nhiều hơn.
Thông tin cá nhân đưa đến các ngân hàng nhiều hơn
Việc làm quá nhiều thẻ ngân hàng ATM đồng nghĩa với việc thông tin của khách hàng được đưa đến các ngân hàng nhiều hơn. Điều này khiến chủ thẻ dễ gặp rủi ro lộ thông tin cá nhân, thậm chí bị đánh cắp tiền trong tài khoản.
Không ghi nhớ được mật khẩu
Do có quá nhiều thẻ ngân hàng ATM nên người dùng không thể nhớ hết được mật khẩu thẻ ATM.
Không kiểm soát được tài chính
Việc sở hữu quá nhiều thẻ ngân hàng ATM khác nhau cũng dẫn đến việc không kiểm soát được tài chính.