Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chuyên gia Trung Quốc: Quân đội NATO không biết cách chiến đấu

(VTC News) -

Sau khi xuất hiện thông tin về kế hoạch phòng thủ của NATO, các nhà phân tích của Trung Quốc đã đưa ra đánh giá khả năng chiến đấu của quân đội NATO.

Chi tiết về kế hoạch phòng thủ do NATO xây dựng mà Liên minh này dự định áp dụng trong trường hợp bị Nga tấn công, đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phương Tây.

Tờ Bild của Đức viết, các nguồn tin của tờ báo nói rằng có 4.400 trang trong bản kế hoạch. Về nội dung, theo kế hoạch các quyết định có thể được đưa ra bởi Tổng tư lệnh các lực lượng NATO mà không cần tham khảo ý kiến ​​của các thành viên trong Liên minh.

Về việc bảo vệ sườn phía đông sẽ là Đức, nước sẽ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ khu vực Litva; Vương quốc Anh sẽ bảo vệ Estonia; Canada bảo vệ Latvia.

Đồng thời, Đức đóng vai trò là trung tâm bảo đảm hậu cần, do đó tại Wiesbaden thủ phủ của bang Hessen của Đức, Liên minh sẽ mở trụ sở thứ hai của lực lượng mặt đất NATO sau Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ.

Liên minh cũng sẽ củng cố các cơ sở quan trọng chiến lược, cụ thể là bảo vệ đường ống và cơ sở hạ tầng khác, củng cố các đơn vị quân đội được trang bị thiết bị hạng nặng và hệ thống phòng không, đồng thời tăng kho tên lửa tầm xa và hệ thống pháo binh.

Một cuộc họp của lãnh đạo NATO.

Trước đó có thông tin cho rằng Liên minh dự định sẽ triển khai 300.000 quân ở sườn phía đông và họ sẽ phải hoàn thành trong 30 ngày. Ngân sách dành cho mua sắm quốc phòng sẽ chiếm ít nhất 2% GDP của các nước tham gia.

Đồng thời, tờ Sohu của Trung Quốc trích dẫn ý kiến ​​​​của các nhà phân tích nói rằng, những thiếu sót của các lực lượng đồng minh đã bộc lộ trên chiến trường Ukraine: “Hóa ra quân đội NATO không biết chiến đấu. Họ không thể chiến đấu hiệu quả ngay cả khi so sánh các kỹ năng với quân đội Ukraine, những người có vũ khí và đã được huấn luyện trong Liên minh”.

Ấn phẩm cũng đã trích dẫn câu chuyện về việc chiếc Leopard-2 của Đức bị tấn công và số phận của kíp lái. Thực ra lớp giáp của xe tăng có thể chịu được đòn đánh từ tên lửa của đối phương và kíp lái vẫn sống sót. Nhưng khi được lính tăng Ukraine hỏi phải làm gì nếu trúng bãi mìn, thì huấn luyện viên người Đức khuyên nên bỏ lại chiếc xe.

Theo các phương tiện truyền thông, lời khuyên như vậy là do thiếu kinh nghiệm trong thực chiến, bởi vì những người lính của NATO cũng đã từng gặp phải các bãi mìn ở Iraq và Afghanistan, nhưng các bãi mìn này có chiều dài không quá 200 m và chiều rộng không quá 100 m.

Hệ thống rải mìn Zemledeliye của Nga trong cuộc tập trận Zapad-2021.

Ở Zaporozhzhie, chiều rộng của một số bãi mìn là hơn 10 km và bao phủ trên phạm vi hàng nghìn mét vuông. Hệ thống tên lửa ISDM của Nga có thể tạo ra những địa điểm như vậy trong vòng vài phút. Trong trường hợp này, ngay cả việc rà phá bom mìn cũng không giúp được gì.

Ngoài ra, quân đội Ukraine phát hiện ra rằng các sĩ quan Mỹ không có máy tính bảng và sử dụng bản đồ giấy, đồng thời bộ binh Mỹ không sử dụng UAV.

Chiến thuật của quân đội Mỹ là chiến đấu bằng cách sử dụng các cuộc tấn công với hỏa lực pháo binh, MLRS, súng cối và máy bay tấn công. Tuy nhiên, các nhà phân tích kết luận Lực lượng Vũ trang Ukraine không có quyền kiểm soát trên không và các chiến thuật này không hiệu quả.

Lê Hưng (Nguồn: Topnews)

Tin mới