Tác dụng của tỏi với sức khoẻ
Tỏi rất tốt cho khả năng miễn dịch, đó là lý do tại sao nó được khuyên dùng trong mùa đông. Từ ăn tỏi sống, rượu tỏi, tỏi ngâm giấm cho đến thêm tỏi vào món ăn. Tuy nhiên có không ít người dùng sai làm giảm đi những tác dụng tốt của củ tỏi.
PGS.TS BS Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh allicin và hợp chất sunfua, tác dụng diệt khuẩn mạnh, tăng cường miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng, cảm cúm.
Trong gian bếp của người Việt, tỏi là gia vị dùng phổ biến trong nấu ăn để tăng thêm hương vị cho nấu ăn, tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, thực tế ít người biết đó là tỏi khi được nấu, phi thơm, nấu chín sẽ mất đi tác dụng quý. Lý do, nhiệt độ sẽ phá hủy các thành phần có lợi trong tỏi sẽ bị phá hủy và làm giảm các tác dụng của tỏi.
Tỏi có nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng không phù hợp với một số nhóm người
Những nhóm người không nên ăn tỏi
Bác sĩ Niên khuyên, thói quen ăn tói ngâm cũng sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng trong tỏi.
Cách ăn tỏi tốt nhất được vị chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là ăn sống.
Ở góc độ y học cổ truyền, BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3) lưu ý tỏi rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên cũng có những chống chỉ định nhất định:
- Người bệnh lý huyết áp thấp cũng không nên ăn tỏi vì có nguy cơ hạ huyết áp.
- Người có chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đậu trẩn, đau mắt, đau răng, đau cổ, đau lưỡi không nên dùng tỏi.
- Khi đói không nên ăn tỏi sẽ gây kích thích và đau dạ dày.
- Người mắc bệnh gan không nên ăn quá nhiều tỏi.
- Không nên lạm dụng tỏi để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Tỏi tác dụng tốt nhất khi dùng sống.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "nhóm người không nên ăn tỏi" cũng như cách sử dụng tỏi hiệu quả. Mong rằng với những thông tin này bạn sẽ sử dụng loại gia vị này đúng cách để tốt cho sức khoẻ.