Bậc thạc sĩ đang được hầu hết các trường đại học trên cả nước tổ chức tuyển sinh và đào tạo với chất lượng đầu ra phù hợp nhu cầu của xã hội. Để biết bằng thạc sĩ có xếp loại không giống bằng đại học không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Hiện có nhiều trường đạo tạo chương trình thạc sĩ. (Ảnh minh họa)
Thông qua chương trình học thạc sĩ, học viên sẽ có thêm nhiều vốn kiến thức liên ngành và năng lực để thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành đào tạo.
Theo Thông tư 27 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xếp loại thạc sĩ không còn là một yếu tố bắt buộc được ghi trên bằng thạc sĩ tại Việt Nam. Thay vào đó, trên bằng thạc sĩ sẽ ghi rõ các thông tin sau:
Do đó, bằng thạc sĩ sẽ không có xếp loại trung bình, khá, giỏi, xuất sắc giống như bằng đại học chính quy.
Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15 băm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ kéo dài từ 1 đến 3 năm, phụ thuộc vào loại hình học tập.
Cụ thể, với những ngành, chuyên ngành ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên và khối lượng kiến thức tích lũy được từ 150 tín chỉ trở lên sẽ có thời gian học là tối thiểu 1 năm học (tương ứng với tối thiểu 30 tín chỉ).
Còn những ngành, chuyên ngành ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ dưới 5 năm học và khối lượng kiến thức tích lũy được từ 120 đến dưới 150 tín chỉ sẽ phải đào tạo tư m1 đến 1,5 năm (tương ứng với tối thiểu 45 - 60 tín chỉ).
Căn cứ vào điều kiện đầu vào và quy định về chương trình đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian đào tạo, việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng ngành, chuyên ngành đào tạo. Thời gian đào tạo kéo dài không được quá hai năm so với thời gian đào tạo tiêu chuẩn đã được quy định ở trên.