Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ảnh: Sinh viên người Mông rạng rỡ đón Tết giữa Hà Nội

“Tết Mông xuống phố” là sự kiện đón Tết đặc biệt dành cho cộng đồng người dân tộc đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

"Tết Mông xuống phố" diễn ra tại khuôn viên Đại học Văn hóa (418 Đê La Thành, Hà Nội). Sự kiện thu hút rất nhiều sinh viên người Mông đến tham gia. Nổi bật trong đó là những cô gái rạng rỡ trong trang phục truyền thống bản địa.

Giàng Thị Trang tạo dáng chụp ảnh trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cô mặc bộ trang phục người Mông vùng Mường Lay - Điện Biên. Trang cho biết cô đang học tập tại Thái Nguyên, khi biết sự kiện, liền về Hà Nội tham gia.

Đại diện ban tổ chức cho biết "Tết Mông xuống phố" là sự kiện văn hóa hàng năm chào đón năm mới của cộng đồng người Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội.

Sự kiện này cũng nhằm quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của người Mông đến với bạn bè, cộng đồng dân tộc khác. Đồng thời, đây cũng là dịp để cộng đồng người Mông đang học tập và sinh sống tại Hà Nội đón Tết xa nhà.

Một trong những nội dung được quan tâm trong sự kiện "Tết Mông xuống phố" là phần thi "Tub ntxhais vam meej" (tiếng Mông nghĩa là nam thanh nữ tú). Phần thi này đòi hỏi thí sinh thể hiện sự khéo léo, tinh tế, tài năng và sự am hiểu về văn hóa và trang phục của người Mông ở nhiều vùng.

Sự kiện diễn ra ngày 5/1. Thời tiết tại Hà Nội có mưa không làm không khí vui tươi, rộn ràng đón xuân của cộng đồng người Mông giảm đi.

Khách tham dự dễ dàng bắt gặp những cô gái, chàng trai trong trang phục rực rỡ của vùng miền mình. Những bộ trang phục này, họ chỉ mặc vào dịp đặc biệt trong năm.

Không gian “Tết Mông xuống phố" còn có những gian hàng truyền thống, trong đó có sáo, một nhạc cụ truyền thống của người Mông. Nó được xem là phương tiện nói lên tâm tư tình cảm của người Mông, cầu nối giao duyên giữa những chàng trai, cô gái.

Bên cạnh những sự kiện chính, một góc nhỏ để những người Mông xa quê hương ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc trong khoảng thời gian cuối năm. Những mảnh giấy này được ghi bằng chính ngôn ngữ Mông.

Giàng Y Bâu (19 tuổi) đến từ Nghệ An. Cô cho biết đây là lần đầu tiên tham gia sự kiện "Tết Mông xuống phố" tại Hà Nội. Y Bâu thích nhất chơi ném pao, xem múa và giao lưu với những bạn khác.

Nguồn: Zing News

Tin mới