Trang An ninh tivi dẫn các tài liệu y khoa cho biết, chuột là động vật có thể ăn được. Có rất nhiều loài chuột, nhưng chỉ có chuột đồng là loài sinh sống ở các ruộng lúa, ruộng ngô mới được sử dụng làm món ăn. Loài này chủ yếu ăn các thức ăn tự nhiên như lúa gạo, khoai mì, ngô, cua, ốc... Thịt chuột đồng vị ngọt, tính ấm, không độc nên trong đông y, chuột đồng được coi là bài thuốc quý.
Tuy nhiên, trong các tài liệu y học, thịt của loài gặm nhấm này luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Đặc biệt, trước đây chuột là loài trung gian truyền virus dịch hạch rất nguy hiểm cho con người. Hiện nay, tuy bệnh được khống chế nhưng nguy cơ về căn bệnh này vẫn còn tồn tại.
Thịt chuột tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ không phải ai cũng biết.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ trên Báo Pháp luật TP.HCM rằng, thịt chuột là loại động vật có thể ăn được, tuy nhiên nên hạn chế ăn và chế biến cẩn thận.
Thịt chuột có thể gây ra các nguy cơ sau ngộ độc sau khi ăn như đau bụng dữ dội, buôn nôn, tiêu chảy... do ăn phải thịt thịt chuột bị đánh bả hoặc nhiễm bệnh.
Những loài chuột sống ở cống rãnh, nơi thoát nước hay những nơi mất vệ sinh, chuột có thể nhiễm các mầm bệnh như viêm cầu khuẩn, lao, bệnh hanta virus, bệnh uốn ván, bệnh dại và bệnh sokudo.
Với chuột đồng, do tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan nên chuột cũng có thể nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình săn bắt, chế biến, người dân có thể lây bệnh từ chuột.
Chuột cũng rất hay bị nhiễm các loại giun sán vì nó hay sống ở bãi rác, ăn các thứ rất bẩn, nếu không chế biến tốt, người dân có thể bị lây nhiễm các loại ký sinh trùng trong cơ thể chuột.
PGS.TS Thịnh chia sẻ nội tạng chuột có nhiều vi khuẩn, sán nên trong quá trình chế biến có thể lây nhiễm cho con người. Nếu ăn phải những con chuột bị đánh bả thì càng nguy hiểm. Khi chế biến, bạn cần loại bỏ nội tạng và nấu chín để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh từ chuột, người dân cần lưu ý:
- Không ăn thịt chuột nếu nếu không biết rõ nguồn gốc nơi đánh bắt chuột.
- Không dùng tay không để bắt chuột, sơ chế chuột.
- Người làm công việc đồng áng hoặc nhân viên vệ sinh đô thị cần trang bị găng tay lao động.
- Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản.