Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn rau mồng tơi có tốt?

(VTC News) -

Rau mồng tơi chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, nhưng chuyên gia lưu ý khi ăn loại rau này cần đề ý liều lượng, tần suất ăn.

Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec thông tin, việc ăn rau mồng tơi tốt hay không còn phụ thuộc vào liều lượng, mức độ và tần suất ăn.

Bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng vậy, không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải để phát huy tối đa công dụng của loại thực phẩm đó, tránh gây ra phản ứng ngược khi ăn quá nhiều.

Ăn rau mồng tơi có tốt không?

Khi ăn rau mồng tơi ở mức độ hợp lý thì sẽ có các công dụng dưới đây.

Tăng lượng sữa đáng kể cho sản phụ: Nếu sau sinh ít sữa, các bà mẹ có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về. Nguyên nhân là do trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, sắt nên tốt cho thai phụ.

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa táo bón: Sử dụng rau mồng tơi trong bữa ăn hàng ngày giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng táo bón.

Hỗ trợ làn da tươi trẻ: Lá mồng tơi tác dụng dưỡng da, lưu thông khí huyết và giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ.

Ăn rau mồng tơi có tốt hay không là thắc mắc được nhiều bà nội trợ. (Ảnh minh hoạ)

Cải thiện đau nhức xương: Rau mồng tơi có tác dụng trị vết thương và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị vết bỏng, bên cạnh đó, hầm mồng tơi với chân giò để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Tốt cho trẻ em: Trẻ đang ăn dặm hoặc trẻ lớn hơn đều có thể ăn mồng tơi, vậy cho bé ăn rau mồng tơi có tốt không? Câu trả lời là có trong trường hợp bé ăn ở mức độ hợp lý, đúng mục đích.

Loại rau này rất lành, hầu như không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Vì vậy, khi bé đến độ tuổi ăn dặm thì có thể cho bé ăn loại rau này. Bên cạnh đó có thể kết hợp rau mồng tơi với cua, nghêu, tôm để nấu cho bé. Tuy nhiên, nếu trẻ bị cảm lạnh, tiêu chảy thì không nên cho trẻ ăn rau mồng tơi, tránh tình trạng làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Cải thiện chức năng sinh lý: Rau mồng tơi giúp nam giới hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý, mộng tinh.

Có thể ngăn ngừa loãng xương từ rau mồng tơi: Hàm lượng canxi trong mồng tơi rất cao nên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.

Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai: Axit folic rất quan trọng với phụ nữ mang thai vì ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư. Sắt cũng là dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai. Hai loại chất này rất dồi dào trong rau mồng tơi nên đây là lý do phụ nữ mang thai nên ăn rau mồng tơi.

Giảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy trong rau mồng tơi tác dụng hấp thu cholesterol. Vì vậy, chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột nên sẽ bị thải ra ngoài qua đường phân.

Rau mồng tơi tác dụng chống oxy hóa, ung thư và bảo vệ mắt: Rau mồng tơi chứa nhiều sắc tố carotenoid chống oxy hóa, những chất chống oxy hóa này tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại nên có thể phòng ngừa ung thư.

Bên cạnh đó, rau mồng tơi rất giàu vitamin A, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng, đặc biệt là phòng chống đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.

Nâng cao hệ miễn dịch: 100g lá mồng tơi chứa 102mg vitamin C. Với lượng vitamin C có trong rau mồng tơi sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh.

Lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Mặc dù mồng tơi nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng, nếu lạm dụng quá nhiều loại rau này sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ kém vì nó chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Chất hóa học này có thể liên kết với sắt và canxi khiến cho cơ thể khó hấp thụ các dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó cơ thể sẽ thiếu chất và suy yếu.

Những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc “ăn rau mồng tới có tốt?”. Bạn hãy sử dụng loại rau này một cách khoa học để phát huy hết công dụng mà rau đem lại.

AN BÌNH (Tổng hợp)

Tin mới