Bánh mì là món ăn rất quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Bánh mì được nhiều người chọn ăn vào buổi sáng, trưa, chiều và cả tối.
Thành phần dinh dưỡng trong ổ bánh mì
Theo Tổ chức Thực phẩm Ngũ cốc, hàm lượng dinh dưỡng trong bánh mì khá đa dạng và có thể biến đổi tùy thuộc vào loại bánh mì và thành phần chính của món ăn.
Bánh mì cũng cung cấp carbohydrate, protein, chất xơ, chất béo và một số vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên hàm lượng có các chất này trong một ổ bánh mì cũng không lớn và có thể thay đổi tùy theo từng loại bánh mì cụ thể.
Một ổ bánh mì bao nhiêu calo?
Trên thị trường đa dạng loại bánh mì, thường chia thành hai loại chính: bánh mì có nhân và bánh mì không nhân.
Theo bài viết trên website Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, ở Việt Nam, trung bình mỗi chiếc bánh mì nặng khoảng 86 - 90g sẽ chứa khoảng 230 calo. Tuy nhiên lượng calo sẽ thay đổi tùy vào thành phần chính làm nên những ổ bánh mì.
mỗi chiếc nặng khoảng 86 - 90g sẽ chứa khoảng 230 calo (Ảnh: istock)
Dưới đây là lượng calo trong một số loại bánh mì:
- Bánh mì trắng: 230 calo
- Bánh mì sandwich trắng: 237 calo
- Bánh mì lúa mạch đen: 230 calo
- Bánh mì hamburger: 296 calo
- Bánh mì gạo lứt: 250 calo
- Bánh mì nho khô: 288 calo
- Bánh mì ngọt: 270 calo
- Bánh mì nguyên cám: 260 calo
Đối với các loại bánh mì có nhân, lượng calo sẽ tăng lên tùy vào số lượng thịt, trứng, rau… ăn kèm.
- Bánh mì thịt khoảng 500 calo gồm bánh mì không và phần nhân (dưa leo, thịt, nước sốt, pate,...) sẽ cung cấp một bữa ăn thơm ngon đầy đủ dinh dưỡng từ chất đạm đến chất xơ.
- Bánh mì ốp la (bánh mì trứng) chứa khoảng 330 calo với bánh mì 1 trứng và khoảng 410 calo với bánh mì 2 trứng, trong đó 250 calo từ bánh mì và 1 trứng chiên khoảng 80 calo.
- Bánh mì chả cá chứa khoảng 450 calo chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta. Chả cá chiên kết hợp cùng với dưa leo và thêm tương ớt cùng với bánh mì.
Cách ăn bánh mì giảm cân
Theo Eating Well, một ổ bánh mì có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng. Thành phần trong bánh mì giúp bạn no lâu hơn, đủ sức khỏe để học tập và làm việc, đem lại nguồn năng lượng lớn. Vì thế mà nhiều người thắc mắc ăn bánh mì có tăng cân không.
Trên thực tế, bánh mì không phải là nguyên nhân gây tăng cân, nhưng việc sử dụng bánh mì với liều lượng quá nhiều sẽ khiến cơ thể tăng cân.
Một số cách để sử dụng bánh mì trong quá trình giảm cân:
- Chỉ ăn bánh mì trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ. Không ăn bánh mì thay cơm.
- Chọn loại mì có ít calories và chất béo nhất, tốt nhất bạn nên chọn loại bánh mì chỉ chứa 35-40 calories/lát.
- Chọn bánh mì dành riêng cho người ăn kiêng nếu muốn giảm cân.
- Có thể ăn kèm bánh mì với rau củ, súp, thịt bò, thịt nạc, cá, hoa quả... để tăng chất xơ và ngon hơn.
- Các loại bánh mì được khuyến khích sử dụng gồm bánh mì yến mạch, bánh mì nguyên hạt, bánh mì lúa mạch.