Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao bệnh nhân tái nhiễm SARS-CoV-2 sau nhiều tháng khỏi bệnh?

(VTC News) -

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tái nhiễm SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh có thể là do virus corona chủng mới, khác với chủng người này từng nhiễm.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc bệnh nhân tái nhiễm khi đã khỏi bệnh có thể hiểu rằng người này đã nhiễm một chủng khác của virus corona.

“Bệnh nhân khỏi bệnh tức là đã có miễn dịch với một chủng virus. Nhưng virus corona gây bệnh COVID-19 hiện có nhiều chủng khác nhau. Người này miễn dịch với chủng này không có nghĩa là miễn dịch với chủng kia. Do đó, việc bệnh nhân khỏi bệnh nhưng lại tái nhiễm là bình thường”, PGS Nga nói.

(Ảnh minh họa)

Ông Nga dẫn chứng về người mắc bệnh sốt xuất huyết cũng có tình trạng tương tự. Bệnh này do virus Dengue gây ra, nhưng lại có đến 4 típ gây bệnh là D1, D2, D3, D4. Một người từng mắc sốt xuất huyết dòng D1, có nghĩa là có miễn dịch của dòng này nhưng vẫn có thể tái nhiễm các dòng khác.

Với COVID-19, hiện vẫn là bệnh mới của loài người. Vì vậy chưa có nghiên cứu khẳng định về việc miễn dịch của bệnh sẽ kéo dài bao lâu. Mặt khác, với một bệnh, nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào cơ thể từng người.

“Thông thường miễn dịch không kéo dài. Bệnh cúm cũng vậy, mỗi năm đều có một chủng khác nên phải tiêm phòng vaccine các lần khác nhau. Ngoài ra, virus gây bệnh đường hô hấp cũng không giống như virus gây bệnh khác như bại liệt, đậu mùa… sẽ có miễn dịch trọn đời”, PGS Nga nhấn mạnh.

Phạm Quý

Tin mới