Ngày nay, vàng non được các nhà kim hoàn sử dụng để chế tác thành các sản phẩm trang sức đẹp mắt, có giá thành hợp lý.
Tuổi vàng được xác định dựa trên phần trăm vàng nguyên chất. Theo đó. Theo đó, vàng non là loại vàng ít tuổi, hay không đủ tuổi theo quy ước tiêu chuẩn vàng quốc tế. Tỷ lệ vàng nguyên chất có trong sản phẩm vàng non rất thấp, chỉ từ 25 - 75%.
Vàng non được phân loại dựa theo hàm lượng vàng nguyên chất có trong mỗi sản phẩm. Trên thị trường có những loại vàng non sau:
Vàng non 8K: Loại vàng này chưa đạt chuẩn, có hàm lượng vàng nguyên chất nhỏ hơn 37,5% và có hàm lượng các kim loại khác như: bạc, niken, đồng... chiếm trên 62%.
Vàng non có chứa hàm lượng vàng rất thấp. (Ảnh: Vietnamnet)
Vàng non 10K: có hàm lượng vàng nguyên chất chưa đến 41,7%. Hàm lượng hợp kim 58,3%. Vàng non 10K có màu vàng nhạt, thường được dùng để làm đồ trang sức.
Vàng non 14K: Loại vàng này chứa 58,3% vàng tinh khiết và 41,7% hợp kim. Vàng non 14K có màu vàng sáng hơn và thường được sử dụng để làm đồ trang sức.
Vàng non 18K: chứa tới 75% vàng tinh khiết và 25% hợp kim. Vàng 18K tương đối phổ biến hiện nay, phù hợp để làm các loại trang sức, nổi bật với ánh vàng đậm, sáng bóng.
Nhận biết bằng mắt thường: Vàng non chất lượng tốt có bề mặt vàng mịn, màu sắc đồng nhất và không xuất hiện các vết lồi lõm hay chấm nhỏ li ti. Trong khi đó, vàng giả bề mặt không mịn, màu sắc không đều, nhạt hơn bình thường do bị pha trộn nhiều kim loại và hoa văn không sắc nét.
Nhận biết bằng nam châm: Do pha trộn nhiều kim loại khác nên vàng non sẽ bị nam châm hút, còn vàng nguyên chất sẽ không xảy ra hiện tượng này.
Nhận biết bằng lực tác động: Dùng lực mạnh tác động vào sản phẩm vàng. Vàng non 10K chứa nhiều kim loại cứng nên có độ cứng cao hơn vàng thật và sẽ không bị méo mó hay biến dạng.
Dùng gốm không tráng men: Chà miếng gốm lên sản phẩm vàng, nếu thấy xuất hiện vệt đen thì sẽ là vàng non. Ngược lại, nếu thấy có vệt vàng thì đó là vàng nguyên chất.