Buổi tọa đàm nhằm tổng kết, đánh giá kết quả điều tra hiện trạng canh tác, quá trình sử dụng phân bón Phú Mỹ trong chăm sóc cây nhãn cũng như bước đầu chế biến các sản phẩm từ chính quả nhãn tại địa phương”.
Tham dự buổi tọa đàm có ông Hoàng Văn Thịnh – Nguyên PCT thường trực UBND tỉnh Hưng Yên; Ts Ngô Hùng Mạnh – Nguyên GĐ sở KHCN Hưng Yên, đại diên PVFCCo, các sở ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, các HTX trồng nhãn và hơn 250 bà con nông dân trực tiếp canh tác nhãn tại các huyện trong tỉnh.
TS Ngô Hùng Mạnh trình bày báo cáo tổng kết đề tài.
Từ đầu năm 2019, với quyết tâm xây dựng bài bản hướng phát triển ổn định cho đặc sản địa từ canh tác đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, Hội nhãn lồng Hưng Yên đã tiến hành điều tra hiện trạng canh tác nhãn và xây dựng các mô hình thâm canh sử dụng phân bón Phú Mỹ tại các huyện trong tỉnh.
Hội và PVFCCo đã tích cực triển khai 9 lớp tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Nhãn, hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả theo hướng sản xuất an toàn cho trên 450 cán bộ, nông dân - kể cả các hộ nông dân ngoài mô hình có nguyện vọng phát triển cây nhãn. Điều này đã giúp góp phần tích cực trong việc nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn cho người người trồng nhãn tại tỉnh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe trình bày các báo cáo về kết quả điều tra thực trạng canh tác nhãn lồng tại địa phương, thống kê diện tích, tập quán canh tác, quá trình sử dụng phân bón trong chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua.
Thông tin tại Hội thảo cũng cho biết dù nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản nổi tiếng từ rất lâu nhưng theo tập quán canh tác thông thường tại địa phương từ trước tới nay, đa phần nhãn lồng được tiêu thụ tươi sau thu hoạch, không qua sơ chế hay làm ra các sản phẩm mang tính giá trị gia tăng nên thu nhập của người trồng nhãn phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường và thương lái nên lợi tức bấp bênh.
Để nâng cao giá trị sử dụng và giúp người trồng nâng cao cao thu nhập, ổn định, bền vững thì cần có đơn vị phối hợp, hỗ trợ trong xây dựng chuổi giá trị và tiêu thụ sản phẩm lâu dài. Vì vậy, Hội nhãn lồng Hưng Yên đã kết hợp Trường ĐHCN TP.TPHCM bước đầu chế biến 2 sản phẩm cơ bản là chè long nhãn hạt sen và trà long nhãn hoa cúc bằng chính sản phẩm nguyên liệu từ long nhãn địa phương đã được các đại biểu dùng thử và đánh giá rất tốt về chất lượng, hương vị, màu sắc, mẫu mã tại tọa đàm.
Bà con nông dân cũng phấn khởi vì bước đầu đã nhìn thấy sản phẩm được nâng tầm giá trị và có hướng để canh tác lâu dài, gắn bó hơn với cây nhãn.
Sản phẩm chế biến từ nhãn lồng Hưng Yên.
Về phía mình, PVFCCo đã rất tích cực hỗ trợ bà con nông dân trong xây dựng các mô hình mẫu theo hướng sử dụng phân bón Phú Mỹ hợp lý, chất lượng cao, có cán bộ kỹ thuật theo dõi sát sao từ giai đoạn bón phân đầu tiên đến thu hoạch.
Tại tọa đàm, cán bộ PVFCCo đã trình bày giới thiệu các sản phẩm phù hợp cho nông dân lựa chọn trong canh tác nhãn. Và qua thực tế đã được triển khai tại các mô hình, việc sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ với các dòng NPK 16-16-8+13S+TE,15-15-15+TE, 10-10-20+TE chất lượng cao đã giúp khỏe cây, tăng sức chống chịu với sâu, bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận, cho năng suất và chất lượng cao hơn.
PVFCCo sẽ tiếp tục phối hợp Hội nhãn lồng Hưng Yên trong các hoạt động sắp tới nhằm cùng Hội và bà con nông dân có những mùa Nhãn bội thu, ngon ngọt, mang lại giá trị cao.
Đại diện PVFCCo phát biểu tại Hội thảo.
Phân bón Phú Mỹ cho cây nhãn lồng Hưng Yên ngon ngọt, năng suất cao.