California Zephyr
The Canadian
Trans-Siberian
Đường sắt Trans-Siberian là tuyến đường sắt chở khách dài nhất thế giới, với tổng chiều dài 9.288 km từ Moscow đến Vladivostok.
Tuyến đường sắt này chạy từ thủ đô Moscow ở phía tây tới thành phố Vladivostok ở phía đông, gần biên giới Trung Quốc. Nó từng được ca ngợi là "viên ngọc đẹp nhất trên vương miện của các Sa hoàng".
Nga xây dựng tuyến đường này nhằm củng cố vị thế ở phía Đông. Trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), tuyến Trans-Siberian được dùng để phục vụ quân đội. Ngày nay, tuyến Trans-Siberian còn có hai nhánh đi qua Trung Quốc và Mông Cổ.
Kiev–Vladivostok
875
876
Việc xây dựng tuyến đường sắt này kéo dài 25 năm, từ khi Sa hoàng Alexander III công bố dự án "Con đường vĩ đại xuyên Siberia" năm 1891. Tuyến tàu bắt đầu chở khách từ năm 1903. Tuy nhiên, hành khách không thể di chuyển liền mạch, mà phải xuống tàu, di chuyển bằng phà qua hồ Baikal và bắt chuyến tàu khác để tiếp tục hành trình.
Tuyến đường sắt Trans-Siberian có khoảng 876 nhà ga cho tàu chở khách. Tuyến đường sắt Trans-Siberian đi qua tổng cộng 7 múi giờ. Ví dụ, đầu buổi chiều ở Moscow là lúc người dân ở Vladivostok ăn tối. Hành trình này được ví như chuyến du hành thời gian.
877
878
1
2
3
Tuyến đường sắt Trans-Siberian băng qua 497 cây cầu, chạy qua 15 đường hầm và băng qua 16 con sông lớn.
Ngoài ra, tuyến đường sắt xuyên Siberia còn đi qua 87 thành phố lớn, 3 quốc gia và 2 châu lục.
Điều ngoạn mục nhất là tuyến tàu xuyên Siberia chạy dọc theo hồ nước ngọt có khối lượng lớn nhất thế giới, hồ Baikal, với chiều dài 207 km.
4
Sài Gòn - Mỹ Tho
Thống Nhất
Đường sắt Bắc - Nam hay đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc tại TP.HCM. Đường sắt Bắc - Nam chạy song song với quốc lộ 1A, có nhiều đoạn gặp nhau, nhất là tại các tỉnh.
Tổng chiều dài toàn tuyến là 1.726 km, khổ rộng 1m đi qua các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.
Hà Nội - Đồng Đăng
Bắc Giang - Lưu Xá Thái Nguyên
Bắc Giang - Lưu Xá Thái Nguyên
Hà Nội - Đồng Đăng
Thống Nhất
Sài Gòn - Mỹ Tho
Theo Tổng cục thống kê, năm 1881, tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương được khởi công xây dựng với chiều dài 71 km nối Sài Gòn với Mỹ Tho.
Sau đó, tuyến đường sắt được mở rộng với tổng chiều dài 2.600 km xuyên suốt ba miền đất nước. Là hệ thống đường sắt sớm nhất khu vực Đông Nam Á với năng lực đồng bộ cả về vật chất – kỹ thuật và đội ngũ nhân lực, có những giai đoạn, đường sắt giữ vai trò rất quan trọng, chiếm đến 30% tổng thị phần của ngành giao thông, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước.