Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam xây dựng năm nào?

(VTC News) -

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương xây dựng ở cuối thế kỷ 19 với tổng chiều dài 71 km.

1. Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam tên gì?

  • A

    Sài Gòn - Mỹ Tho

    Theo Tổng cục thống kê, năm 1881, tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương được khởi công xây dựng với chiều dài 71 km nối Sài Gòn với Mỹ Tho.
    Sau đó, tuyến đường sắt được mở rộng với tổng chiều dài 2.600 km xuyên suốt ba miền đất nước. Là hệ thống đường sắt sớm nhất khu vực Đông Nam Á với năng lực đồng bộ cả về vật chất – kỹ thuật và đội ngũ nhân lực, có những giai đoạn, đường sắt giữ vai trò rất quan trọng, chiếm đến 30% tổng thị phần của ngành giao thông, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước.

  • B

    Hà Nội - TP.HCM

  • C

    Hà Nội - Đồng Đăng

  • D

    Bắc Giang - Lưu Xá Thái Nguyên

2. Tuyến đường sắt này do nước nào xây dựng?

  • A

    Anh

  • B

    Mỹ

  • C

    Pháp

    Theo Viện kỷ lục Việt Nam, khi xâm lược Việt Nam, người Pháp muốn xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này. 
    Sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết, đầu năm 1881, họ quyết định xây đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho với tổng kinh phí gần 12 triệu France. Mọi vật liệu đều chở từ Pháp sang. Tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam có khổ rộng 1m, qua 2 cầu lớn: Bến Lức (dài 350m) và cầu Tân An (113m).

  • D

    Trung Quốc

3. Chuyến tàu đầu tiên xuất phát năm nào?

  • A

    1883

  • B

    1884

  • C

    1885

    Theo Viện kỷ lục Việt Nam, ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt này được đánh giá giúp thay đổi hẳn tư duy giao thông của người Việt vào cuối thế kỷ 19 khi chỉ có hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền.

  • D

    1886

4. Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho xưa chạy mấy chuyến/ngày?

  • A

    1 -  2 chuyến

  • B

    2 - 3 chuyến

  • C

    3 - 4 chuyến

  • D

    4 - 5 chuyến

    Theo Viện kỷ lục Việt Nam, tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho xưa mỗi ngày có 4 - 5 chuyến. Chuyến đầu tiên trong ngày chạy từ Mỹ Tho đi Sài Gòn khởi hành 4h sáng, phục vụ công chức sống ở Mỹ Tho nhưng làm việc ở Sài Gòn.
    Vé xe lửa hồi đó được làm bằng loại giấy dày và cứng. Sau khi thu tiền, người bán vé đưa vé vào máy đục lỗ. Khi hành khách lên tàu, người soát vé còn bấm một lần nữa để kiểm soát.

5. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho tồn tại bao nhiêu năm?

  • A

    72

  • B

    73 

    Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho chỉ tồn tại 73 năm, nhưng chứng minh một điều cư dân Sài Gòn xưa và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có sự kết nối, gắn chặt với nhau cả về giao thông lẫn trong kinh tế - xã hội và cho đến thời nay vẫn vậy.

  • C

    74

  • D

    75

Khánh Sơn

Tin mới