Đó chính là triều đại nhà Hồ (1400-1407).
Triều đại nhà Hồ bắt đầu từ khi Hồ Quý Ly - một tướng sĩ dưới triều Trần giành giang sơn từ nhà Trần và lên ngôi vua năm 1400.
Là người có tài và nhiều hoài bão, sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu thành Đại Ngu, thể hiện ước vọng về một giang sơn bình yên và rộng lớn. Trị vì được một năm, Hồ Quý Ly trao ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương để làm Thái thượng hoàng, nhưng vẫn quyết đoán mọi công việc.
Vua Hồ Quý Ly.
Nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng xã hội cuối triều Trần, với mong muốn xây dựng đất nước hùng cường, giàu mạnh, nhà Hồ từng bước tiến hành cuộc cải cách rộng lớn trên mọi mặt. Đặc biệt nhà Hồ đưa tiền giấy vào lưu hành lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1396 thay thế cho tiền kim loại trước đó. Có thể nói sự cải tiến này của Hồ Quý Ly là bước tiến vĩ đại có tầm nhìn xa trông rộng.
Dưới thời nhà Hồ, nước ta có nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật, phát minh súng thần cơ, thuyền chiến hai tầng, hệ thống thủy lợi quy củ. Đặc biệt ở thời này, nhiều công trình kiến trúc xây dựng độc đáo bậc nhất đã được hoàn thành như đàn tế Nam Giao, cung Bảo Thanh.
Tiêu biểu phải kể đến thành Tây Đô hay còn gọi là thành nhà Hồ, là nơi định đô của Hồ Quý Ly sau khi lên ngôi. Đây được đánh giá là tòa thành độc đáo nhất Đông Nam Á và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011.
Tiếc rằng công cuộc cải cách của nhà Hồ chưa thu được nhiều kết quả thì phải kết thúc trước cuộc xâm lược của giặc Minh. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt. Triều đại nhà Hồ diệt vong từ đây.