Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Thế giới 24h: Nga triển khai 20 trạm radar chiến lược

(VTC News) - Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN; Mỹ cam kết bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Loan;... là những tin đáng chú ý ngày 9/1.

(VTC News) - Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN; Nga triển khai 20 trạm radar mới trong năm 2013; Mỹ cam kết bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Loan;… là những tin đáng chú ý trong ngày 9/1.

Nga triển khai 20 trạm radar mới trong năm 2013



T

ân Hoa X

ã

đưa tin, Phát ngôn viên Lực lượng Phòng thủ Không gian-Vũ trụ Nga ngày 8/1 cho biết khoảng 20 trạm rađa mới sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.

Trạm radar của Nga - Ảnh minh họa 


Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Alexei Zolotukhin cho hay các radar bao gồm hệ thống Gamma-S, Nebo-U, Podlyot-K, Desna, Kasta và một số hệ thống khác, qua đó cung cấp cho quân đội khả năng phát hiện và giám sát tốt hơn các vật thể không gian, cũng như các mục tiêu đạn đạo và khí động lực.

Tuy nhiên, số lượng chính xác và vị trí đặt các trạm radar này không được tiết lộ.

Mỹ cam kết bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Loan

Mỹ cam kết sẽ bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Loan trong năm 2015, theo Thượng nghị sĩ Mỹ James Inhofe, người đang có chuyến thăm Đài Loan hôm 8/1.

Trước vụ mua bán tên lửa tối tân nói trên, Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 30 chiếc trực thăng tấn công Apache trong năm nay và 60 chiếc trực thăng vận tải Black Hawk trong năm 2014, ông Inhofe nói khi đến thăm nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu.

Ông Inhofe nói các vụ mua bán, cũng như Đạo luật Quan hệ với Đài Loan năm 1979, là một phần cam kết của Washington với Đài Loan, theo hãng tin CNA (Singapore).

Tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ 


Trong khi đó, ông Mã Anh Cửu đã nhắc lại đề xuất nhằm gác tranh chấp để cùng khai thác với Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong cuộc gặp với ông Inhofe.

Theo nghị sĩ Quốc dân đảng Lâm Úc Phương, ông Inhofe cũng cam kết với người đứng đầu cơ quan lập pháp Đài Loan Vương Kim Bình trong bữa tiệc chiêu đãi vào tối 8

/

1 rằng ông sẽ thuyết phục các thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ việc bán các chiến đấu cơ F-16 C/D cho Đài Loan.

Bộ trưởng Ngân sách Pháp bị điều tra trốn thuế


Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jerome Cahuzac đang bị điều tra sau khi một bài báo tố cáo ông đã không kê khai tài sản ở Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) để trốn thuế đăng trên tờ Mediapart.

Ông Cahuzac, người vốn chịu trách nhiệm phòng chống trốn thuế, cho biết cuộc điều tra sẽ giúp chứng minh ông “hoàn toàn vô tội”, và gọi những cáo buộc trốn thuế trên là “lố bịch”, theo tin tức từ AFP ngày 9/1.

Tổng thống Pháp Francois Hollande và các bộ trưởng khác đều ủng hộ ông Cahuzac.

Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jerome Cahuzac bị tố trốn thuế  


Mediapart - một tạp chí chuyên về các loạt bài điều tra - vừa đăng một bài viết cho rằng ông Cahuzac đã không kê khai tài sản tại Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) kể từ năm 2010, sau đó chuyển khoản sang một ngân hàng ở Singapore.

Tạp chí này khẳng định có một đoạn ghi âm cuộc nói chuyện bí mật giữa ông Cahuzac và các quan chức thân cận về việc chuyển tài khoản từ ngân hàng Thụy Sĩ sang Singapore. Và ông Cahuzac đã bí mật sang Thụy Sĩ để rút tiền, đóng tài khoản.

Phát biểu trước báo giới, ông Cahuzac bác bỏ những tố cáo của Mediapart, cho rằng những chứng cứ của tạp chí này không thuyết phục.

Thủ tướng Nhật ra lệnh tăng giám sát Senkaku/Điếu Ngư


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng tăng cường giám sát xung quanh quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Ông Abe đưa ra yêu cầu trên hôm qua sau khi 4 tàu tuần tra của Trung Quốc tiếp tục đến gần vùng nước xung quanh quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 


"Tôi muốn ông phản ứng một cách cứng rắn", Kyodo News dẫn lời ông Abe nói với Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối sự xuất hiện của tàu Trung Quốc tại địa phận mà Tokyo cho là lãnh hải của mình. Nhật Bản cho biết các tàu Trung Quốc đi vào vùng nước gần Senkaku/Điếu Ngư vào trưa 7/1 và rời đi vào sáng sớm ngày 8/1.

Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc xác nhận 4 tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc đang hoạt động gần quần đảo nói trên nhưng nhấn mạnh đó là vùng biển của Trung Quốc.

Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN


Sáng nay 9/1, ông Lê Lương Minh đã chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2013-2017, với lễ bàn giao được tổ chức trọng thể tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta.

Tham dự lễ bàn giao có Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Marty Natalegawa, Đại sứ - Trưởng đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN, Đại sứ-Trưởng đoàn đại diện thường trực các nước đối tác của ASEAN, Đại sứ các nước ASEAN và Đoàn Ngoại giao tại Indonesia.

Tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh 


Phát biểu tại lễ bàn giao, tân Tổng Thư ký Lê Lương Minh khẳng định sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu đề ra của ASEAN trong nhiệm kỳ 5 năm của mình.

"Tôi và Ban thư ký ASEAN sẵn sàng và sẽ làm việc chặt chẽ với các nước thành viên để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho ASEAN, đặc biệt trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015", ông Lê Lương Minh nhấn mạnh.

Tân Tổng thư ký cũng đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề khu vực cũng như quốc tế cùng quan tâm. "Với vai trò to lớn, mạnh mẽ và đáng tự hào, ASEAN sẽ tiếp tục là tổ chức khu vực được tôn trọng, phấn đấu cho hợp tác, hòa bình, ổn định, phát triển, hội nhập và đối phó với những thách thức truyền thống và phi truyền thống trên bình diện khu vực và quốc tế", ông Lê Lương Minh khẳng định.

Ông Lê Lương Minh nhấn mạnh những tiến bộ đạt được của ASEAN trong lĩnh vực chính trị-an ninh thông qua việc đạt được Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, Hiệp định Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Việc thành lập Viện Hòa giải và Hòa bình ASEAN mới đây cũng là bước tiến quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện hiệu quả các kế hoạch chi tiết của ASEAN trong việc thực thi các biện pháp củng cố quy tắc ứng xử, xây dựng lòng tin, ngăn chặn và giải quyết xung đột.

Làng Ấn Độ cấm phụ nữ mặc quần jeans

Vụ cưỡng hiếp một sinh viên ở New Delhi thôi thúc phụ nữ ở nhiều thành phố Ấn Độ đứng lên đòi quyền tự do và an toàn, nhưng ở những ngôi làng mà nam giới thống trị, các lãnh đạo lại đưa ra những lệnh cấm mới khác.

Một trong những ví dụ về những ngôi làng đó là Khedar, bang Haryana. Hội đồng làng cuối tuần qua quyết định cấm "những bài hát thô tục" tại đám cưới, cấm phụ nữ mặc quần jeans, áo thun, và cấm các nữ sinh mang điện thoại tới trường.

Phụ nữ Ấn Độ biểu tình sau vụ cưỡng hiếp ở New Delhi, với biểu ngữ "Đừng bảo tôi phải mặc như thế nào! Hãy bảo họ không cưỡng hiếp phụ nữ!" 


"Những người đứng đầu làng đã họp lại hôm 6/1 vì quá sốc trước những gì xảy ra ở New Delhi. Nếu một vụ hãm hiếp tập thể có thể diễn ra ở thủ đô thì cũng có thể lặp lại ở làng của chúng tôi", AFP dẫn lời trưởng làng Shamsher Singh nói.

"Ở thành phố, phụ nữ được tự do mặc gì họ thích, nhưng làng chúng tôi chỉ là một cộng đồng nhỏ và nếu một cô gái bắt đầu mặc áo quần phương Tây thì sau đó, tất cả các cô gái đều muốn mặc giống thế", Singh nói thêm.

Ý kiến trên cho thấy sự phân hóa rõ rệt ở Ấn Độ giữa thành thị - nơi phụ nữ có nhiều quyền tự do để chọn lựa, kết hôn và làm việc hơn, và cuộc sống truyền thống, gia trưởng ở những làng quê, nơi người anh hùng Mahatma Gandhi từng gọi là "linh hồn của Ấn Độ".

Khánh Thục (tổng hợp)

Nguồn:

Tin mới