Các món ăn từ gạo nếp được không ít người yêu thích. Gạo nếp cũng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng với một số người đường huyết cao thì được khuyến cáo không nên ăn gạo nếp. Dưới đây là tác hại của gạo nếp với những người đường huyết cao.
Tổng quan về gạo nếp
Gạo nếp còn gọi nhu mễ, giang mễ, tên khoa học Oryza sativa L. var. glutinosa Tanaka, họ lúa (Poaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là hạt lúa và hạt gạo.
Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng, gồm protein, đường các loại, tinh bột, vitamin nhóm B (nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ... Gạo nếp là lương thực chính hàng ngày cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tác dụng băng niêm mạc chống loét. Người bệnh phát ban mụn nhọn kỳ đầu ăn gạo nếp có tác dụng thúc đẩy mọc ban, mưng mủ sớm để mau lành bệnh.
Theo Đông y, gạo nếp vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Dùng tốt cho người đái tháo đường, tự hãn, tiểu dắt, di niệu, tiêu chảy. Hằng ngày dùng 50 - 200g. Có thể nấu, rang, sấy hoặc tán bột...
Tác hại của gạo nếp với những người đường huyết cao.
Tác hại của gạo nếp với người đường huyết cao
Đối với bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao, hãy cố gắng ăn một số loại thực phẩm có giá trị đường huyết (GI) thấp. Tuy nhiên, giá trị GI của gạo nếp có thể cao tới 93, cao hơn gạo trắng.
Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột. Nếu người đường huyết cao, tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được.
Bên cạnh đó, sau khi ăn gạo nếp, lượng đường huyết trong cơ thể bệnh nhân sẽ tăng nhanh, hàm lượng natri trong gạo nếp rất cao. Hàm lượng natri trong cơ thể quá cao sẽ dễ dẫn đến cao huyết áp, dễ gây xơ vữa động mạch.
Ngoài ra sẽ dễ làm tăng gánh nặng cho tim, những vấn đề này là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, một khi biến chứng sẽ rất có hại cho cơ thể.
Mặc dù vậy, người có đường huyết cao không nhất thiết phải kiêng các món ăn từ gạo nếp. Tuỳ vào tình trạng đường huyết chúng ta có thể ăn một chút và kết hợp cũng các loại thực phẩm khác để giảm lượng đường trong máu.
Đồng thời, khi ăn các món từ gạo nế nên kiểm tra chỉ số GI trong cơ thể để kiểm soát được những lần ăn sau.
Do đó, để ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, bạn nên ăn ít hoặc không ăn các sản phẩm từ gạo nếp.
Trên đây là những tác hại của gạo nếp với người đường huyết cao. Nếu bạn thuộc nhóm người đường huyết cao thèm ăn các món từ gạo nếp thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.