Một số người cho rằng cơm là thủ phạm dẫn đến tăng cân, nên nhiều người có thói quen bỏ ăn cơm trong thời gian dài. Vậy, không ăn cơm trong thời gian dài có sao không?
Cơm là món ăn chính trong các bữa ăn của người Việt. Trong khi ngày càng nhiều lựa chọn hấp dẫn thì việc phải tính toán lượng cơm ăn mỗi ngày sao cho đảm bảo sức khỏe là điều hết sức cần thiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu cơm mỗi ngày của mỗi người phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể cũng như cường độ làm việc. Nhu cầu trung bình mỗi ngày của một người thường khoảng 3 chén (bát) cơm, chia đều cho bữa trưa là hợp lý.
Tuy nhiên, với những người lao động nặng thì nhu cầu tinh bột sẽ cao hơn với những người ít vận động và người muốn giảm cân. Nhưng việc bỏ cơm hoàn toàn mà không thay thế thực phẩm giàu tinh bột khác là điều không nên vì lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Không ăn cơm trong thời gian dài có sao không?
Tăng nguy cơ tử vong
Trong nghiên cứu được công bố trên The Lancet Public Health, các nhà nghiên cứu đã chọn dữ liệu từ 15.428 đối tượng từ 45 đến 64 tuổi.
Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng carbohydrate (thực phẩm chính) và nguy cơ tử vong đã tìm thấy mối quan hệ hình chữ U giữa lượng carbohydrate và nguy cơ tử vong. Khi lượng carbohydrate hằng ngày chiếm 50-55% năng lượng thì nguy cơ tử vong thấp nhất, khi lượng carbohydrate ăn vào dưới 40% hoặc trên 70% thì nguy cơ tử vong tăng lên.
Không ăn cơm trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe
Táo bón
Những người ăn ít thức ăn chủ yếu có xu hướng giảm tổng lượng thức ăn đưa vào cơ thể, do đó lượng thức ăn dư thừa cũng sẽ giảm đi.
Khi giảm đến mức độ nhất định, cơ thể không thể kích thích nhu động ruột. Một lượng nhỏ phân sẽ nằm lại trong đường ruột và nước dễ dàng được ruột già hấp thụ, sau đó làm cho khô và cứng, gây táo bón.
Gây mất tập trung, giảm trí nhớ
Tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu để giúp não bộ hoạt động bình thường. Bởi vậy không ăn cơm làm cho bạn thiếu hụt tinh bột, dẫn đến khó tập trung vào học tập, làm việc.
Nếu không ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, chúng ta có khả năng mất trí nhớ. Cụ thể, một số người không ăn những thực phẩm giàu tinh bột trong vòng 1 tuần thì sẽ tổn thương trí nhớ và khả năng nhận thức. Nếu dung nạp chất đường, bột không đủ có thể sẽ làm giảm lượng đường glucose cần thiết để cung cấp cho tế bào não, từ đó ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ và học tập…
Gây mất ngủ
Nhiều người nghĩ rằng có thể giảm cân bằng cách nhịn ăn bữa tối, thế nhưng với những người lao động nặng thì đây cũng là quan niệm sai lầm. Bạn có thể ăn nhẹ nhàng nhưng phải đầy đủ chất để cơ thể hoạt động bình thường.
Không ăn cơm sẽ dễ dàng khiến cơ thể bị thiếu hụt bột đường, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, nhịn ăn buổi tối sẽ khiến cơn đói trở nên cồn cào và bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
Gây hạ đường huyết
Không ăn cơm khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường sẽ khiến bạn đói, dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến bạn choáng váng, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu,...
Mệt mỏi
Lượng thức ăn chính nạp vào quá ít sẽ dễ dẫn đến năng lượng cung cấp cho não không đủ, hạ đường huyết và các biểu hiện khác. Đồng thời cơ thể sẽ cảm thấy đặc biệt mệt mỏi, suy nhược trong sinh hoạt, khó nạp năng lượng.
Rụng tóc
Ăn quá ít thực phẩm chính tương đương với việc ăn kiêng để giảm cân, dễ khiến tóc không nhận đủ dinh dưỡng, từ đó gây rụng tóc.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc "Không ăn cơm trong thời gian dài có sao không?" rồi chứ.