KIC 8462852 từ lâu trở thành "nỗi trăn trở" với các nhà thiên văn học. Họ chưa từng thấy một thứ gì trong vũ trụ lúc thì mờ, lúc lại tỏa sáng bất thường như ngôi sao này. KIC 8462852 nằm giữa chòm sao Cygnus và Lyre thuộc dải Ngân hà, cách Trái đất khoảng 1.480 năm ánh sáng và nóng hơn Mặt trời 1.000 độ.
"Trong công trình mới đây, chúng tôi sử dụng các phép đo thiên thể Keck / NIRC2 để xem xét trạng thái của người bạn đồng hành gần gũi với KIC 8462852. Kết quả thu được cho thấy chúng là một cặp chuyển động và là một hệ nhị phân liên kết hấp dẫn", nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Logan Pearce thuộc trường Đại học Arizona cho hay.
KIC 8462852 dường như có một người bạn đồng hành. (Ảnh: arXiv)
Theo đó KIC 8462852 dường như có một người bạn đồng hành nhị phân có thể góp phần làm giảm độ sáng bất thường của nó. Người bạn đồng hành này được đặt tên là KIC 8462852 B. Nó là là một ngôi sao lùn đỏ và có khối lượng bằng 0,44 lần và kích thước bằng 0,45 lần Mặt trời.
Hai ngôi sao cách xa nhau 880 đơn vị thiên văn, tức là 880 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời.
Các giả thiết trước đó cho rằng sự sáng tối bất thường của KIC 8462852 là dấu hiệu cho thấy nó tồn tại sự sống của người ngoài hành tinh. Ngoài ra, ngôi sao này cũng chặn tất cả các bước sóng.
Tuy nhiên, giả thiết này được loại bỏ sau khi các nhà khoa học khẳng định rằng độ sáng bất thường của ngôi sao này là do ảnh hưởng từ bụi mỏng và mảnh vỡ từ các sao chổi.