Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Monthly Notices, xung quanh chúng ta có 1.004 hệ thống sao có thể chứa các hành tinh mà từ đó, Trái đất có thể được nhìn thấy tương đối rõ nét.
Tất cả các ngôi sao này đều cách Trái đất dưới 326 năm ánh sáng và nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các ngoại hành tinh gần nó.
Nghiên cứu đặt giả thiết hơn 1.000 ngôi sao cung cấp cửa sổ quan sát Trái đất cho các ngoại hành tinh lân cận.
"Họ có thể có khả năng nhìn thấy các chỉ số sinh quyển trong môi trường Đốm xanh mờ. Chúng tôi thậm chí có thể nhìn thấy một số ngôi sao sáng nhất trong số những ngôi sao đó trên bầu trời đêm bằng kính thiên văn", tác giả chính của nghiên cứu Lisa Kaltenegger cho hay.
Để phát hiện Trái đất, các nhà thiên văn học trên các ngoại hành tinh này sẽ cần sử dụng các kỹ thuật tương tự với cách chúng ta sử dụng để quan sát các vật thể ở xa: quan sát đối tượng đi qua trước Mặt trời để tìm ra thành phần khí quyển.
Trong số 1004 ngôi sao trong danh sách trên, 508 ngôi sao cung cấp cho các hành tinh xung quanh chúng cơ hội quan sát quá trình di chuyển của Trái đất trong thời gian tối thiểu 10 giờ. Hầu hết các ngôi sao còn lại là sao M hoặc sao lùn.
"Chỉ một phần rất nhỏ các hành tinh sẽ vô tình thẳng hàng với đường nhìn của chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy đường đi của chúng. Nhưng hàng nghìn ngôi sao mà chúng tôi nhắc tới trong nghiên cứu đều có thể quan sát Trái đất di chuyển ngang qua Mặt trời", nhà vật lý Joshua Pepper của Đại học Lehigh cho hay.
Nhóm nghiên cứu tin rằng khám phá của họ có thể giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
“Nếu chúng ta tìm thấy một hành tinh có sinh quyển sôi động, chúng tôi sẽ tò mò về việc có ai đó ở đó đang quan sát chúng tôi hay không. Chúng tôi vừa tạo bản đồ sao về nơi chúng ta nên xem xét đầu tiên”, bà Kaltenegger cho hay.