Leonardo Guid - nhà khoa học chuyên nghiên cứu cá mập tại Hiệp hội Bảo tồn Biển Australia (AMCS) cho biết, phát hiện trên là ví dụ cho thấy "sự khắc nghiệt" của thiên nhiên và anh chưa từng thấy điều gì tương tự.
Con cá mập được tìm thấy hồi tháng 9 trên bãi bùn của một hồ bãi bồi gần sông Daly.
Con vật chết vài tuần trước khi nó được phát hiện. Vào thời điểm đó, nhiệt độ trong khu vực vào khoảng 35 độ C.
Con cá mập bỏ mạng trong hồ bãi bồi. (Ảnh: AMCS)
Hồi bãi bồi là vùng nước cô lập sót lại sau khi một con sông thay đổi dòng chảy. Tại Australia, các hồ bãi bồi hình thành theo mùa. Nó thường chứa đầy nước nhưng trở nên khô cạn khi nhiệt độ tăng.
Trong những năm đầu đời, lũ cá mập thường sống ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt. Chúng di chuyển ra biển khi trưởng thành nhưng trở về các con sông để sinh sản. Chúng có thể tồn tại thời gian dài trong môi trường nước ngọt.
"Khi nước lũ từ mùa mưa rút đi, một vài con cá mập như con cá 'xấu số' không thể trở lại nhánh sông chính và bị mắc kẹt trong các bãi bồi, chờ đợi mùa mưa tiếp theo mang tới các trận lũ. Không may, con cá mập này chọn nhầm hồ bãi bồi", Guida cho hay.
Cá mập bò được Sách đỏ IUCN liệt vào loài dễ bị tổn thương và dân số của chúng đang giảm dần. Chính phủ Australia cho phép giết cá mập bò như một phần trong chương trình chương trình bảo vệ người tắm biển.