Trong khi thiên hà của chúng ta, Dải Ngân hà có hố đen ở trung tâm nặng gấp 4 triệu lần Mặt trời, trung tâm cụm thiên hà Abell 2261 được dự đoán cũng "chứa chấp" một hố đen thậm chí còn lớn hơn.
Các nhà khoa học tin rằng hố đen này với lực hấp dẫn siêu lớn có khối lượng lớn gấp 3-100 tỷ lần Mặt trời.
Tuy nhiên, "con quái vật" này tới nay vẫn trốn tránh máy ảnh. Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã cố gắng tìm kiếm tia X ở trung tâm Abell 2261 - vốn là dấu hiệu để phát hiện hố đen nhưng đều thất bại.
Các nhà nghiên cứu tin rằng tồn tại một hố đen siêu lớn ở trung tâm cụm thiên hà Abell 2261, cách Trái đất 2,7 tỷ năm ánh sáng. (Ảnh: CCO)
Nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học tới từ Đại học Michigan thực hiện cuộc tìm kiếm chuyên sâu hơn bằng cách sử dụng dữ liệu của Đài quan sát tia X Chandra của NASA vào năm 2018.
Nghiên cứu này tập trung vào khu vực rìa trung tâm Abell 2261 dựa trên giải thiết hố đen bí ẩn có thể bị đẩy sang một bên sau một cuộc sáp nhập thiên hà mạnh mẽ.
Khi các lỗ đen và các vật thể không gian khổng lồ khác va chạm, chúng tạo ra các gợn sóng trong không gian được gọi là sóng hấp dẫn.
Các nhà khoa học lập luận rằng nếu tồn tại các sóng phát ra không đối xứng, chúng có thể đẩy hố đen siêu lớn ra khỏi trung tâm của thiên hà trong một quá trình được gọi là "giật lùi".
Các lỗ đen bị đẩy sang một bên như vậy cho đến nay hoàn toàn là giả thuyết và chưa bao giờ được ghi lại trên kính thiên văn.
"Không rõ liệu các hố đen siêu lớn có đến đủ gần nhau để tạo ra sóng hấp dẫn và hợp nhất hay không. Cho tói nay, các nhà thiên văn học mới chỉ xác minh sự hợp nhất của các hố đen nhỏ hơn hơn", các quan chức NASA viết trong một tuyên bố về nghiên cứu mới.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện khu vực có nồng độ khí nóng dày đặc nhất cách xa trung tâm của thiên hà. Nhưng dữ liệu của Chandra không đủ để lập bản đồ về vị trí của chúng.
Các nhà nghiên cứu hy vọng người kế nhiệm của Chandra - Hubble được gửi vào không gian vào tháng 10/2021 sẽ hỗ trợ công việc này.