Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Quá khứ bất ngờ của hố đen nặng gấp 142 lần khối lượng Mặt trời

(VTC News) -

GW190521 nặng gấp 142 lần khối lượng Mặt trời và là kết quả của quá trình hợp nhất 2 hố đen khác.

GW190521 là hố đen lâu đời nhất từng được phát hiện và cũng là hố đen có khối lượng trung bình đầu tiên được quan sát. 

Với khối lượng gấp 142 lần Mặt trời, GW190521 "háu ăn tới mức" ánh sáng cũng không thể thoát khỏi lực hấp dẫn của nó. 

Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ nhất là GW190521 được sinh ra từ quá trình hợp nhất 2 hố đen khác. 

“Sự kiện này là một cánh cửa mở ra quá trình vũ trụ hình thành các hố đen. Đó là một thế giới hoàn toàn mới”, đồng tác giả nghiên cứu Stavros Katsanevas, nhà vật lý thiên văn tại Đài quan sát hấp dẫn châu Âu cho biết. 

Hình ảnh mô phỏng quá trình hợp nhất 2 lỗ đen để tạo thành GW190521. (Ảnh: Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck)

Các hố đen siêu lớn được tìm thấy ở trung tâm của hầu hết các thiên hà, bao gồm cả Dải Ngân hà, có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời.

Trước GW190521, các nhà hoa học chưa từng thấy các hố đen có khối lượng gấp 100 đến 1.000 lần Mặt trời.

"Đây là bằng chứng đầu tiên về một hố đen trong phạm vi khối lượng này. Nó có thể dẫn đến sự thay đổi mô hình trong vật lý thiên văn của các hố đen", ông Michaela, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Padova cho hay. 

Phát hiện này ủng hộ ý tưởng rằng các hố đen siêu lớn được hình thành thông qua sự hợp nhất lặp đi lặp lại của các thiên thể có kích thước trung bình. 

Theo AFP, những gì các nhà khoa học thực sự quan sát được về GW190521 là sóng hấp dẫn được tạo ra cách đây hơn 7 tỷ năm do va chạm giữa 2 hố đen nhỏ hơn có khối lượng gấp 85 và 65 mặt trời.

Vụ va chạm giải phóng lượng năng lượng gấp 8 lần khối lượng Mặt trời, đánh dấu một trong những sự kiện mạnh mẽ nhất trong vũ trụ kể từ Vụ nổ Big Bang. 

Diệu Hoa

Tin mới