Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện ngoại hành tinh 'kỳ quái' cách Trái đất 800 năm ánh sáng

(VTC News) -

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một ngoại hành tinh "kỳ lạ" cách Trái đất gần 800 năm ánh sáng, có bầu trời màu vàng.

Ngoại hành tinh này là WASP-79b, quay quanh sao chủ của nó với quỹ đạo 3,7 ngày và được liệt vào nhóm các ngoại hành tinh không thể ở được. 

WASP-79b không có dấu hiệu của hiệu ứng tán xạ Rayleigh xảy ra khi ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đi qua nó.

Như ở Trái đất, hiện tượng tán xạ Rayleigh đối với ánh sáng mặt trời khiến bầu trời của chúng ta có màu xanh. Còn với WASP-79b, bầu trời của nó màu vàng. 

WASP-79b cách Trái đất 800 năm ánh sáng. (Ảnh: Fox News)

"Tôi đã trình bày phổ của WASP-79b cho một số đồng nghiệp và họ đều đồng ý rằng nó rất kỳ lạ", nhà nghiên cứu Kristin Showalter Sotzen tới từ Đại học Johns Hopkins cho hay. 

WASP-79b đặc biệt nóng với nhiệt độ khoảng hơn 1.600 độ C. Nó cũng là một trong những ngoại hành tinh có kích thước lớn nhất mà các nhà thiên văn từng quan sát được. 

"WASP-79b có khối lượng gấp đôi sao Mộc và nóng đến mức nó có bầu khí quyển mở rộng", NASA cho biết thêm.

WASP-79b cách Trái đất 780 năm ánh sáng trong chòm sao Eridanus. Các nhà nghiên cứu tin rằng WASP-79b có thể có những đám mây và sắt được nâng lên độ cao có thể kết tủa như mưa. 

Ông Sotzen cho biết ông và các cộng sự không thực sự chắc chắn điều gì gây ra hiện tượng mà họ lần đầu tiên quan sát được này. 

Nhà nghiên cứu này cho rằng cần phải để mắt tới các hành tinh như WASP-79b vì nó tồn tại các hiện tượng đặc biệt mà hiện tại chúng ta vẫn chưa thể tìm ra lời giải.

Song Hy

Tin mới