Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ông tổ của ngành y học phương Tây là ai?

(VTC News) -

Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại, sự nghiệp của ông đã để lại rất nhiều di sản đáng giá cho y khoa thế giới, vậy ông là ai?

1. Ông tổ của ngành y học phương Tây là ai?

  • A

    Archibald McIndoe

  • B

    Florence Nightingale

  • C

    Hippocrates

    Hippocrates là ông tổ của ngành y học phương Tây, người sáng tạo ra lời thề Hippocrates mà sinh viên y khoa phải đọc khi chuẩn bị ra trường.
    Theo Biography, bác sĩ Hippocrates sinh ra trên đảo Aegean, Hy Lạp vào khoảng giữa thế kỷ 5 trước Công nguyên. Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại.
    Ở thời đại này, y học vẫn gắn liền với tôn giáo và bệnh tật, được chữa trị bằng những hiện tượng siêu nhiên thần bí. Tuy nhiên, Hippocrates bác bỏ những quan niệm này và trở thành người đầu tiên xem y học là ngành khoa học.
    Hippocrates cho rằng, mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân riêng. Tập hợp các tác phẩm do Hippocrates trình bày là sự hiểu biết thô sơ về cách cơ thể hoạt động và bản chất của bệnh tật.

  • D

    Marie Curie

2. Hippocrates từng bị đi tù vì tội gì?

  • A

    Truyền bá tôn giáo

  • B

    Quan điểm y tế lạc hậu

  • C

    Chế thuốc cứu người

  • D

    Chống lại quan điểm tôn giáo

    Tuy sống cách đây hơn 2.000 năm nhưng quan điểm y học của Hippocrates rất hiện đại. Ông cho rằng cơ thể phải được nhìn nhận như một tổng thể chứ không phải tập hợp rời rạc của các bộ phận.
    Ông miêu tả chính xác nhiều triệu chứng bệnh và là thầy thuốc đầu tiên miêu tả các triệu chứng viêm phổi, động kinh ở trẻ em. Ông tin tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên nhờ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, sống trong môi trường sạch, không khí trong lành.
    Hippocrates nhận thấy các cá thể khác nhau có biểu hiện bệnh ở mức độ khác nhau, khả năng chống đỡ bệnh tật khác nhau. Ông được cho là thầy thuốc đầu tiên tin rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ não chứ không phải từ tim.
    Trước Công nguyên, con người chưa hiểu phương thức hoạt động trong cơ thể người và việc phẫu thuật xác chết để nghiên cứu tìm hiểu là điều tuyệt đối cấm kỵ. Do đi trước thời đại, chống lại quan điểm tôn giáo về bệnh tật của con người, Hippocrates đã bị kết tội đi tù 20 năm.

3. Ông đã để lại di sản gì cho y khoa thế giới?

  • A

    Lời tuyên thệ Hippocratic

  • B

    Bộ dụng cụ y tế Hippocratic Corpus

  • C

    Sách "Cơ thể phức tạp"

  • D

    Cả ba đáp án trên

    Theo web Đại học Y Hà Nội, di sản ông để lại chính là lời tuyên thệ Hippocratic, xuất phát từ đạo đức và tiêu chuẩn ông đặt ra. Cho đến ngày nay, ngành y vẫn coi đây là hướng dẫn đạo đức cho các bác sĩ ngày nay. Rất nhiều điều trong bộ sách của ông vẫn đúng cho đến ngày nay.
    Ngoài ra, ông còn để lại bộ dụng cụ y tế Hippocratic Corpus bao gồm 70 văn bản quy định chi tiết về các triệu chứng, phương pháp điều trị của các căn bệnh. Bộ sưu tập được biên soạn 100 năm sau khi ông qua đời. Các sử gia tin rằng các tài liệu giúp ích cho các bác sĩ khi hành nghề y trong suốt cuộc đời sau này. 
    Thời điểm bị kết tội đi ngược lại quan điểm của tôn giáo, ông đã viết cuốn “Cơ thể phức tạp” mà nhiều điều trong đó vẫn còn đúng cho đến ngày nay.

4. Trong lời thề, Hippocrates đã tuyên thệ với ai đầu tiên?

  • A

    Apollo

    Theo thần thoại Hy Lạp, Apollo là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật, thường được thể hiện dưới hình dạng chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Trong lời thề Hippocrates, ông tuyên thệ với Apollo đầu tiên.
    Nguyên văn lời thề Hippocrates:
    “Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:
    Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.
    Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi và không bao giờ làm hại ai.
    Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy. Tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai.
    Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.
    Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này. Tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.
    Mỗi căn nhà tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ, đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.
    Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.
    Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi. Nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.

  • B

    Asclepius

  • C

    Hygieia

  • D

    Panacea

5. Hippocrates qua đời và được chôn cất ở đâu?

  • A

    Thessaly

    Hippocrates qua đời và được chôn cất tại Larissa, Thessaly. Ông qua đời cùng năm với Democritus, điều đó có nghĩa là – tùy thuộc vào nguồn tin – ông qua đời ở tuổi 90, hoặc có thể là 104, hoặc thậm chí là 109.
    Hai người con trai của ông, đều được ông đào tạo thành thầy thuốc, tiếp tục truyền thống của gia đình.
    Sau khi ông mất, một giáo phái được thành lập trên đảo Kos quê hương của ông. Hippocrates được tôn thờ như bậc thần thánh, với những cuộc tế lễ được thực hiện vào ngày sinh của ông.

  • B

    Kos

  • C

    Thrace

  • D

    Macédoine

NHƯ LOAN

Tin mới