Hoàng Xuân Sính
Nguyễn Phúc Như Mai
Nguyễn Thị Duệ
Nguyễn Thị Lộ
Nguyễn Thị Lộ sinh ra và lớn lên trong gia đình nho giáo thuộc xã Hải Triều, huyện Ngự Thiên, Lộ Hưng Long (nay là xã Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Từ khi lên 6 tuổi, bà được cha tận tình dạy bảo, uốn nắn. Càng học bà càng mê đọc sách, mới ít tuổi đã đọc hết những cuốn sách như Tứ thư, Ngũ kinh.
Thấy con ham học lại thông minh, cha thuê người dạy những kiến thức về nghề y và nghề dược. Năm 13 - 14 tuổi, bà hiểu rõ lịch sử nước nhà, biết làm thơ và bốc thuốc chữa bệnh cứu người.
Về sau, biết được Nguyễn Thị Lộ có tài thơ văn, đức độ, lại có nhan sắc, vua Lê Thái Tông phong bà làm lễ nghi học sỹ, mời bà vào triều chăm lo việc dạy các cung nhân và trách nhiệm thay mặt vua và hoàng hậu quản lý mọi việc trong cung.
Ở cương vị của mình, bà soạn thảo và cho chấn chỉnh phong tục từ trong cung ra đến ngoài triều như xin chỉ dụ của vua cho mở mang nền học vấn dân tộc, khuyến khích phụ nữ học chữ thánh hiền.
Chu Văn An
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Trãi
Bà sinh ra tại quê hương có nghề dệt chiếu lâu đời nên không những dệt được những manh chiếu đẹp, còn tự mang chiếu đi bán khắp nơi. Khi giặc Minh tràn sang, cả gia đình bị tàn sát, bà đành ở lại Thăng Long để làm nghề bán chiếu.
Ở Thăng Long, bà gặp Nguyễn Trãi. Trong lần đầu tiên gặp gỡ, Nguyễn Trãi đưa ra mấy câu thơ:
"Ả ở nơi đâu bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh phỏng độ bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chưa được mấy con".
Bà liền ứng khẩu ngay:
"Tôi ở Hải Hồ bán chiếu gon
Chuyện chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có hỏi chi con".
Sau lần gặp gỡ ấy, họ nên vợ nên chồng rồi cùng vào Lam Sơn tụ nghĩa. Tại Lam Sơn, bà luôn là trợ thủ đắc lực của Nguyễn Trãi trong mọi công việc. Với đức tính đôn hậu, bà chăm sóc ông rất mực. Những lúc thư nhàn, hai người lại ngắm cảnh, xướng hoạ, làm thơ.
Nguyễn Du
Bị vu tội giết vua
Năm 1442, vua Lê Thái Tông khi tuần miền Đông qua thăm gia đình Nguyễn Trãi (lúc này từ quan về ở ẩn) ở vườn vải thuộc xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức. "Vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, các quan bí mật đưa về... Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua. Ngày 16, giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ", Đại Việt sử ký toàn thư viết.
Vụ án Lệ Chi viên sau 22 năm được vua Lê Thánh Tông xác định là án oan, phục hồi danh dự cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu Tán Trù bá. Lệnh truy sát gia quyến của ông được bãi bỏ, thơ văn của ông được sưu tầm lại. Vua Lê Thánh Tông cũng lệnh bổ dụng con cháu Nguyễn Trãi.
Làm phản
Trốn quan về quê
Tham ô
20
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây - nay là Hà Nội).
Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế. Ngay sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi.
Hồ Quý Ly cử ông giữ chức ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức đại lý tự khanh thị lang tòa trung thư kiêm hàn lâm viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
21
22
23
Đúng
Trước khi trở thành nữ quan đầu tiên trong sử Việt, bà Nguyễn Thị Lộ còn góp công lớn giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Sách Những người thầy trong sử Việt chép, sau khi trở thành vợ của Nguyễn Trãi, bà thường giúp chồng sao chép văn thư, thảo thư từ, trong đó có những bức thư “tâm công”, đánh vào lòng người gửi tướng giặc với lời lẽ sắc bén khi nhẹ nhàng khuyên nhủ chúng đầu hàng, khi mạnh mẽ đanh thép khiến tướng nhà Minh khiếp sợ.
Sai