Đại dương là nơi sinh sống của gần 95% sinh vật: Đại dương bao phủ 70% bề mặt Trái Đất và khoảng gần 95% sinh vật trên Trái Đất tồn tại ở đây.
Rặng núi dài nhất thế giới nằm ở dưới biển: Rặng núi dài nhất hành tinh Mid-Ocean Ridge gần như hoàn toàn nằm ở dưới biển, trải dài 65.000 km, dài gấp 10 lần dãy Andes.
Đại dương cũng có sông và hồ: Những sông hồ này được hình thành khi nước biển thấm qua những lớp muối dày dưới đáy biển, khiến cho chúng sập xuống và hình thành nên những khu vực sụt lún. Muối được hòa tan khiến cho nước đặc hơn lượng nước ở trên và do đó lắng xuống tạo thành các sông, hồ. Chúng thậm chí còn có bờ sông, bãi bồi và sóng.
Chúng ta khám phá được chưa tới 5% các đại dương trên hành tinh. Đó là lý do tại sao bản đồ trên sao Hỏa còn chi tiết hơn bản đồ các đại dương trên Trái Đất.
Hơn 90% dạng sống trên hành tinh chưa được phát hiện: Hầu như rất ít đại dương được khám phá và hầu hết các sinh vật sống ở dưới nước. Ước tính, 91% loài đang tồn tại dưới biển chưa được khám phá.
Có khoảng 3 triệu xác tàu dưới đại dương. Do đó dưới đại dương thậm chí có nhiều cổ vật hơn tất cả bảo tàng trên thế giới gộp lại.
Hơn 70% oxy trên hành tinh được đại dương tạo ra.
Hầu hết hành tinh của chúng ta nằm trong bóng tối: Do các đại dương có độ sâu trung bình là gần 3.700 mét nhưng sóng ánh sáng chỉ xuyên qua được 91 mét nước nên mọi thứ dưới độ sâu này đều là bóng tối.
Hầu hết hoạt động của núi lửa trên Trái Đất đều diễn ra dưới các đại dương. Nơi tập trung nhiều núi lửa nhất Trái Đất là ở Thái Bình Dương với 1.133 núi lửa.
Sóng thần có thể di chuyển trên các đại dương với vận tốc 805km/h khi độ sâu của đại dương là 6km. Khi chúng ở dưới biển sâu, chúng thường chỉ cao một vài cm so với mặt biển nhưng khi chúng tiến về phía đất liền và những vùng nước nông, chúng có thể cao hơn nhiều và di chuyển chậm hơn.
Thái Bình Dương rộng hơn Mặt Trăng: Ở điểm rộng nhất, từ Indonesia tới Colombia, Thái Bình Dương thực sự rộng hơn nhiều Mặt Trăng. Khoảng cách này của đại dương là 19.794 km, rộng hơn 5 lần đường kính của Mặt Trăng.
Thác nước lớn nhất Trái Đất nằm ở dưới biển: Thác nước cao nhất trên mặt đất là Angel Falls ở Venezuela khi đổ xuống gần 1.000 mét nhưng nó vẫn không là gì so với Denmark Strait Cataract - một thác nước dưới biển nằm giữa Greenland và Iceland khi đổ xuống hơn 3.500 mét.
Áp suất dưới đáy biển có thể nghiền nát chúng ta ngay lập tức: Tại rãnh Mariana với chiều sâu gần 11.000 mét, chúng ta sẽ tìm thấy điểm sâu nhất hành tinh với áp lực nước đủ nghiền nát chúng ta ngay lập tức.
Nhiều người đặt chân lên Mặt Trăng hơn xuống rãnh Mariana: Hàng chục người đã đặt chân lên Mặt Trăng nhưng chỉ có 3 người tới được rãnh Mariana bởi điều kiện khắc nghiệt ở đây.
Nước dưới đáy đại dương vô cùng nóng: Trong khi nhiều nơi sâu nhất dưới đại dương, nhiệt độ chỉ khoảng 2 - 4 độ C thì nước ở những miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển, nhiệt độ có thể lên tới 400 độ C. Điều khiến cho nước không sôi ở đây được cho là do áp suất quá lớn tại những điểm sâu này.
Cá mập có "quán cafe" của mình dưới biển: Năm 2002, các nhà khoa học đã phát hiện ra một khu vực xa xôi nằm ở Thái Bình Dương giữa Baja California và Hawaii, nơi mà những con cá mập đến đây tán gẫu một lúc rồi lại trở về vùng biển của mình.