Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những con số gây sốc về ô nhiễm biển và đại dương

(VTC News) -

Đại dương đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự can thiệp của con người, ước tính trọng lượng rác thải nhựa sẽ vượt cá ở đại dương vào năm 2050.

Sinh vật biển đang phải chịu những thiệt hại không thể bù đắp được do ô nhiễm đại dương. Hàng triệu tấn chất thải không được quản lý tốt đổ ra đại dương mỗi năm. Kết quả là một cuộc khủng hoảng hành tinh với hơn 100 triệu sinh vật biển bị mất đi mỗi năm và hệ sinh thái đại dương bị phân hủy.

Dưới đây là những thống kê gây sốc về ô nhiễm môi trường biển. 

Gần 1.000 loài động vật biển bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm đại dương và hiện chúng ta có hơn 500 địa điểm được ghi nhận là vùng chết, nơi sinh vật biển không thể tồn tại.

100 triệu động vật biển chết mỗi năm chỉ vì rác thải nhựa. 

100.000 động vật biển chết vì vướng vào nhựa hàng năm (đây chỉ là thống kê với các sinh vật mà các nhà khoa học tìm thấy). 

Rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh vật biển. (Ảnh: iStock)

Hơn 270 loài được ghi nhận có thể đã bị tổn thương bởi các ngư cụ bị vứt bỏ và các loại nhựa thải bỏ gây ra. 

Cứ 3 loài động vật biển có vú thì có 1 loài bị vướng vào rác, cá voi trơn Bắc Thái Bình Dương ăn 12-14.000 tấn nhựa mỗi năm. 

Trong 10 năm qua, chúng ta sản xuất nhiều nhựa hơn thế kỷ trước. Từ nay tới năm 2025, lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn. Đến năm 2050, trọng lượng rác thải nhựa sẽ vượt cá ở đại dương vào năm 2050. 

Địa điểm chứa rác lớn nhất hành tinh là “Bãi rác Khổng lồ của Thái Bình Dương”, có diện tích gấp đôi diện tích bề mặt của Texas.

300 triệu tấn nhựa được tạo ra hàng năm và khối lượng này tương đương với toàn bộ dân số loài người và 50% là nhựa sử dụng một lần. 

Ước tính có 5.250 tỷ mảnh rác thải nhựa nằm trong các đại dương của chúng ta. 269.000 tấn trôi nổi, 4 tỷ sợi nhỏ trên mỗi km² nằm dưới bề mặt. Điều này tương tự đổ một xe rác toàn nhựa vào đại dương trong 1 phút. 

Cứ sau nửa giây lại có nhiều loại nhựa bị vứt xuống biển. 

60-90% rác thải trên biển là nhựa. 

8,3 triệu tấn nhựa được thải ra biển hàng năm. Trong đó, 236.000 là vi nhựa mà các sinh vật biển nhầm với thức ăn. 

Nhựa mất 500-1000 năm để phân hủy. Hiện tại 79% được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc đại dương, trong khi chỉ 9% được tái chế và 12% được đốt. 

80% ô nhiễm môi trường biển toàn cầu đến từ phần nước mưa chảy qua đất canh tác nông nghiệp và chảy ra biển, nước thải không được xử lý và thuốc trừ sâu.

90% các mảnh vỡ đại dương trên toàn thế giới chỉ đến từ 10 con sông.

Một trong những nguồn lớn nhất gây ô nhiễm rác thải nhựa là những chai nhựa uống nước. Theo thống kê, khoảng 480 tỷ chai nhựa được bán trên toàn cầu năm 2016, tương đương với 1 triệu chai mỗi phút.

Mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ túi ni lông được tiêu thụ trên toàn cầu.

Lượng rác thải nhựa do con người xả thải ra mỗi năm đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái Đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương.

Đến năm 2030 sẽ có thêm hơn 100 triệu tấn rác thải nhựa có khả năng gây ô nhiễm các hệ sinh thái toàn cầu. 

Số lượng mảnh nhựa nhỏ tồn tại trong đại dương còn nhiều hơn cả số sao trong Dải Ngân hà. 

Hơn 50% rùa biển đã nuốt nhựa vào bụng.

Một công dân Mỹ tiêu thụ trung bình 169 chai nhựa mỗi năm. 

Tháng 6/2021, hãng đóng gói bao bì RAJA công bố nghiên cứu về những nước xả nhiều rác thải nhựa nhất ra biển trong năm 2020. Theo đó, Ấn Độ là nước đứng đầu bảng, xả ra 126.500 tấn rác thải nhựa. Lượng rác này tương đương với trọng lượng của 250.000 con cá heo mũi chai. Kế đến là Trung Quốc (70.700 tấn), Indonesia (56.300 tấn), Brazil (38.000 tấn).

Các đại diện khác của châu Á nằm trong danh sách Top 10 còn có Thái Lan (thứ 5, 22.800 tấn), Nhật Bản (thứ 9, 1.800 tấn). Mỹ đứng thứ 10 với 703 tấn, bất chấp việc nước này hàng năm xả ra lượng rác thải nhựa nhiều gấp đôi Ấn Độ.

Kông Anh

Tin mới