Ngao có giá trị dinh dưỡng cao, dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hằng ngày, việc bổ sung ngao trong thực đơn cần phải hết sức lưu ý để không gây hại cho sức khoẻ.
Không ăn quá nhiều
Theo các chuyên gia, ăn ngao 2 lần/tuần sẽ giúp kiểm soát cân nặng, do protein trong ngao ít kalo, giúp ngăn ngừa béo phì, nhất là phụ nữ mang thai.
Không ăn cùng hoa quả
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao, sẽ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Ngao là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. (Ảnh minh hoạ)
Không ăn khi bị gout
Ngao có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế chuyên gia khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.
Không ăn khi bị nhiễm lạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh.
Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.
Không ăn khi cơ địa dị ứng
Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.
Không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngao không những giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, tăng cảm giác ngon miệng mà còn là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi ăn thì không nên ăn rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Những người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.