Ngao là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngao được cho là có chứa chất làm hạ cholesterol trong máu.
Nhưng nếu lạm dụng và ăn ngao không đúng cách, nhiều người sẽ vô tình tự làm hại bản thân.
Những sai lầm khi ăn ngao nhiều người hay gặp phải, bạn nên biết để tránh.
Ăn ngao chết
Nhiều người do tiếc rẻ hoặc chủ quan trong quá trình sơ chế mà sử dụng ngao chết cho bữa ăn. Nguy hiểm hơn, một số gia đình còn vô tình dùng ngao này để chế biến cho trẻ nhỏ ăn. Điều này rất nguy hiểm.
Ngao tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách ăn đúng.
Theo các bác sĩ, ngao chết có chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là đối với trẻ con, sức đề kháng yếu, rất dễ bị đi ngoài, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.
Ăn ngao kết hợp với hoa quả
Do tâm lý thích ăn hoa quả để tráng miệng nên nhiều người vô tình ăn hoa quả ngay sau khi vừa ăn ngao hấp, canh ngao...
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu ăn hoa quả sau khi ăn ngao sẽ gây tiêu chảy, lạnh bụng và nặng hơn có thể rối loạn tiêu hóa.
Không chỉ có vậy, nếu ăn ngao trong trường hợp này sẽ làm khả năng hấp thụ canxi, protein tốt có trong con ngao bị ảnh hưởng. Những thành phần tốt trong ngao còn bị biến chất tạo thành những hợp chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn…
Ăn ngao khi bị cảm lạnh
Ngao vốn có tính hàn, lạnh. Bởi vậy, theo các chuyên gia, những người bị cảm lạnh hoặc thường xuyên bị cảm lạnh không nên ăn ngao, để tránh nhiễm thêm tính hàn.
Ngoài ra, ở trẻ em, do sức đề kháng yếu, nếu được cho sử dụng ngao không đúng cách với số lượng nhiều sẽ vô tình khiến trẻ lạnh trong, nguy hại tới sức khỏe. Bởi vậy theo các chuyên gia, cha mẹ nên cho trẻ ăn ngao với số lượng vừa phải.
Vừa ăn ngao, vừa uống bia
Một số nguồn thông tin cho rằng nếu ăn ngao và uống bia cùng lúc sẽ làm tăng nhanh thời gian hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... Bởi vậy, người sử dụng rất dễ dẫn tới bị viêm khớp xương và mô mềm hoặc mắc chứng gút rất hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, những người hay bị dị ứng với hải sản cần tuyệt đối cân nhắc trước khi ăn.
Ai không nên ăn ngao?
Người có tiền sử đau dạ dày
Ngao vốn có tính hàn, lạnh, bởi vậy cho nên không tốt với những người bị đau dạ dày.
Những người bị đau dạ dày hoặc có tiền sử bị đau dạ dày không nên ăn ngao.
Người bị bệnh Gút (Gout)
Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm và purin cao. Do vậy, khi ăn ngao, lượng chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric, đây chính là nguyên nhân chính khiến bệnh gout tái phát và tăng nguy cơ bị gout.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, những người đang bị bệnh gout, có tiền sử bị bệnh gout không nên tiêu thụ nhiều hoặc không ăn ngao để đảm bảo sức khỏe.
Người mắc bệnh thận, khó tiêu
Người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.
Để tránh bị ngộ độc khi ăn các món chế biến từ con ngao, người dùng nên ngâm ngao trong khoảng vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải rồi mới được sử dụng.
Ngoài ra, cần tuyệt đối không ăn ngao chết hay lấy vỏ để đập, nghiền vỏ chế biến món ăn cho trẻ.
Khi mua ngao, bạn nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Lúc chế biến cần nấu chín kĩ ngao và không nên nấu chung với các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C để tránh ngộ độc.
Đặc biệt, trẻ em dưới 1 tuổi tốt nhất không ăn ngao vì khả năng nhai kém.
Video: Thói quen ăn uống sai lầm dẫn đến bệnh đái tháo đường