Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

(VTC News) -

Người bị tiểu đường tuýp 2 luôn phải kiểm soát chế độ ăn một cách nghiêm ngặt, vậy người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Dưới đây là thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 bạn có thể tham khảo.

Rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không những tốt cho sức khỏe người bình thường mà còn vô cùng phù hợp với người bị tiểu đường tuýp 2. Chúng giúp bổ sung nguồn chất xơ, chất khoáng và vitamin dồi dào cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, carbohydrate phức hợp và chất xơ trong rau xanh còn duy trì tình trạng no lâu, tránh việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn và giảm thiểu các vấn đề về đường huyết.

Bạn có thể tham khảo một số loại rau xanh như súp lơ, bông cải xanh, xà lách, măng tây, bí đao, ớt, đậu xanh, hành.

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì? (Ảnh minh họa)

Các loại trái cây

Trái cây giúp cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Người bị tiểu đường nên chọn những loại quả mọng và chỉ số đường GI thấp như cam, quýt, bưởi, mận, cà chua, đào, táo, ổi, lê,...

Bác sĩ khuyên, người bệnh cần lưu ý trái cây tươi sẽ tốt hơn so với hoa quả sấy. Nguyên nhân, sau khi được loại bỏ nước, hàm lượng đường trong các loại quả sẽ cao gấp 3 lần so với khi còn tươi. Người bệnh có thể ăn chúng với số lượng lớn không hề cảm thấy no.

Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm gia tăng đột biến hàm lượng đường trong máu. Vì vậy nếu bạn yêu thích trái cây thì nên ăn hoa quả tươi thay vì loại sấy khô.

Đậu và các loại đậu

Trong đậu, đậu lăng và cả những loại đậu khác đem lại nguồn chất xơ và protein dồi dào, hạn chế hấp thụ quá nhiều carbohydrate so với các loại thực phẩm khác. Do đó đậu chính là lựa chọn hoàn hảo cho những người bị tiểu đường tuýp 2.

Các sản phẩm từ bơ sữa

Trong sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm protein và canxi. Nghiên cứu chỉ ra rằng sữa giúp kích thích khả năng tiết insulin ở những người bị tiểu đường. Tuy vậy bạn nên dùng những loại sữa, sữa chua nguyên chất tách béo hoặc ít béo, ít đường hoặc không đường để hạn chế tăng đường huyết. 

Người bệnh cần lưu ý kể cả sữa không đường vẫn chứa một lượng carb nhất định làm tăng đường huyết. Do đó bạn chỉ nên uống khoảng 1 ly tầm 236ml/ngày vào bữa phụ, chẳng hạn như buổi tối trước khi đi ngủ.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt thường đòi hỏi thời gian tiêu hóa lâu hơn, giảm khả năng làm gia tăng lượng đường trong máu. Người bệnh nên tránh tiêu thụ những thực phẩm chứa carbohydrate qua tinh chế như mì ống, bánh mì trắng,... mà thay vào đó hãy chuyển sang các loại ngũ cốc nguyên hạt như kiều mạch, bột yến mạch, lúa mạch.

Ngũ cốc nguyên hạt không những có lợi cho sức khỏe mà còn đem lại cảm giác no lâu, chứa nhiều hương vị hấp dẫn hơn so với carbs đã qua chế biến.

Các loại chất béo tốt

Một số chất béo tốt phải kể đến như alpha-lipoic acid, omega-3,... tham gia vào quá trình cấu trúc và hình thành tế bào cũng như các hormon trong cơ thể. Trong đó, alpha-lipoic acid được chứng minh là hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng do tiểu đường. 

Người bị tiểu đường nên thử bổ sung những thực phẩm chứa chất béo tốt như các loại hạt (hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,...), cá béo (cá thu, cá trích, cá hồi,...), chế biến thực phẩm. Thay vì dùng mỡ động vật thì nên sử dụng dầu chiết xuất từ thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu, dầu đậu nành.

Thịt gia cầm và cá

Protein đóng vai trò quan trọng với những bệnh nhân mắc tiểu đường. Cũng giống như những loại thực phẩm giàu chất béo tốt và nhiều chất xơ, protein tiêu hóa chậm, chỉ khiến chỉ số đường huyết tăng nhẹ. Bạn có thể lựa chọn nguồn protein từ ức gà không da, phi lê cá trắng, trứng, cá ngừ, cá hồi, cá mòi.

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Đồ uống, thực phẩm có đường

Đây là các sản phẩm chứa nhiều fructose - loại đường gây kháng insulin và gián tiếp gây bệnh tiểu đường. Nếu ăn uống quá nhiều nước ngọt hoặc các sản phẩm nhiều đường thì không những khiến bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường kèm theo các biến chứng nguy hiểm, mà còn làm gia tăng nguy cơ gặp phải những bệnh lý khác như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tăng nồng độ cholesterol và triglyceride có hại.

Tinh bột tinh chế

Cơm, bánh mì trắng, mì ống thường chứa hàm lượng tinh bột lớn, khiến lượng đường huyết gia tăng đáng kể ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Chúng chứa ít chất xơ nên tiêu hóa nhanh, một lượng đường lớn sẽ dễ dàng được hấp thu vào máu.

Các chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa góp phần làm tăng chất béo xấu (cholesterol LDL) và làm giảm nồng độ chất béo tốt (cholesterol HDL) khiến bệnh tiểu đường dễ xảy ra biến chứng, kháng insulin và tăng viêm. Người bệnh nên tránh xa chất béo chuyển hóa có trong thịt xông khói, xúc xích, bỏng ngô, snack, khoai tây chiên, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

Thanh Hải

Tin mới