Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

(VTC News) -

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không là băn khoăn của nhiều người.

TS.BS Lê Quang Toàn, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho hay, khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim. Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường như các cơ sở khám chữa bệnh đang quảng cáo.

Ở giai đoạn đầu bệnh còn nhẹ, nhiều người sử dụng một số loại thuốc đông y có thể giúp giảm đường huyết. Khi người bệnh đến khám ở các phòng mạch và cơ sở khám chữa bệnh thì thấy đường huyết ở ngưỡng bình thường. Lúc này họ nghĩ rằng bệnh đã khỏi hẳn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Người bệnh có lượng đường trong máu bình thường là do sử dụng thuốc - không phải bệnh tiểu đường đã biến mất. Khi đó, họ cần tiếp tục sử dụng thuốc kết hợp với luyện tập và ăn uống hợp lý, nếu không glucose máu sẽ tăng trở lại.

Tại sao bệnh tiểu đường không chữa khỏi hẳn?

TS.BS Lê Quang Toàn cho hay, ở người bệnh tiểu đường, các tế bào đảo tụy suy giảm chức năng, dẫn đến giảm tiết insulin hoặc lượng hormon này không được sử dụng hiệu quả.

Trong đó, insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, vận chuyển đường vào trong tế bào sinh năng lượng. Kết quả của sự thiếu hụt insulin là lượng đường trong máu tăng cao. Chức năng tuyến tụy sẽ suy giảm theo thời gian, đến lúc nào đó, người bệnh tiểu đường dùng thuốc mà không thể đáp ứng mà phải tiêm insulin. Đây là bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường vẫn chưa thể khỏi.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết thường xuyên: Nếu bạn được kê toa thuốc hạ đường huyết, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám định kỳ để được điều chỉnh liều lượng nếu cần.
  • Kiểm soát chế độ ăn: Bạn ăn gì, uống gì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường máu. Do đó, chế độ ăn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước uống có gas… Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tập thể dục thường xuyên: Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng kháng insulin, khiến đường máu sẽ khó ổn định. Do đó, bạn nên cố gắng luyện tập hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông, bơi lội… để làm giảm đường huyết.
Thanh Hải

Tin mới