Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì?

(VTC News) -

Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp như thế nào để tình trạng bệnh không nặng thêm?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị, giúp tiên lượng tốt hơn ở bệnh ung thư tuyến giáp nói riêng và các bệnh ung thư nói chung. 

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là sự chuyển biến từ các bệnh liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, u tuyến giáp ác tính,… Trong các loại ung thư tuyến giáp thì có đến 70 - 80% là ung thư tuyến giáp nhú. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh ung thư thì ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi cao hơn so với các loại ung thư khác.

Nguyên tắc dinh dưỡng 

Trước khi lựa chọn thực phẩm phù hợp thì bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần phải nắm rõ các nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây.

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu protein như cá, thịt, sữa, trứng,.. giúp bù đắp năng lượng đã mất khi phẫu thuật, tăng tốc độ lành vết mổ và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Người bệnh cần nạp thêm thực phẩm giàu canxi giúp người bệnh tránh tình trạng hạ canxi máu sau khi phẫu thuật.

- Cung cấp các dưỡng chất như I-ốt, Magie, Selen cho người bệnh để “kích hoạt” hormone tuyến giáp, giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ suy giáp.

- Ăn thức ăn lỏng, đặc biệt là sữa. Những ngày đầu sau mổ, đa số người bệnh ung thư tuyến giáp đều cảm thấy khó nuốt, chán ăn, mệt mỏi và đau vùng cổ. Ăn thức ăn lỏng giúp người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần chế độ ăn lành mạnh.

Trước khi điều trị I-131

- Người bệnh ung thư tuyến giáp cần giảm lượng I-ốt nạp vào cơ thể xuống mức dưới 50 mcg/ngày. Điều này sẽ giúp cho cơ thể tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131 tốt hơn. Bệnh nhân có thể thực hiện chế độ ăn ít I-ốt theo nguyên tắc:

- Dùng thực phẩm chứa I-ốt thấp: Thịt nạc, khoai tây, ngũ cốc, nước hoa quả, mật ong, dầu ô liu, sữa tách I-ốt, gia vị và muối không chứa I-ốt.

- Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều I-ốt như hải sản, cá, lòng đỏ trứng, rau họ cải, rong biển, sô-cô-la, bánh quy làm từ sữa và trứng chưa loại bỏ I-ốt, bánh ngọt, đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…

- Tránh dùng các loại thuốc chứa nhiều I-ốt để uống hoặc bôi bên ngoài cơ thể.

- Hạn chế các loại thực phẩm giàu Gluten, Goitrogens bởi chúng cản trở quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp của người bệnh.

Với những người khối u đã di căn ra xa và không thể điều trị được, nên dựa trên ý thích của bệnh nhân, có thể làm nhiều món họ yêu thích để kích thích sự ăn uống của bệnh nhân. Người nhà khi chăm sóc nếu có thời gian hãy cùng bệnh nhân làm những việc có lợi cho sức khỏe của họ như cùng đi bộ, chơi cờ hay khuyến khích người bệnh đọc những cuốn sách hay về cuộc sống, đưa họ đi du lịch nhiều nơi để bệnh nhân có thể mở mang đầu óc khiến cho bệnh nhân bớt đi được tâm lý trầm cảm cũng như những cơn đau mà họ đang phải chịu đựng hàng ngày.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ sau khi điều trị bệnh.

Dựa trên những quy tắc dinh dưỡng này, người nhà hoàn toàn có thể xác định và xây dụng một chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp

Rau lá xanh

Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh được khuyến khích cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Các loại rau này rất giàu magie, khoáng chất mà đây lại là những chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magie trong khẩu phần ăn của mình.

Các loại hải sản

Nếu thắc mắc ung thư tuyến giáp nên ăn gì thì câu trả lời không thể thiếu đó là hải sản. Hải sản chứa rất nhiều vi chất bổ dưỡng như Iod, Kẽm, vitamin B, omega-3,… Đây là những chất được các chuyên gia dinh dưỡng đề cập cần bổ sung cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt là bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Vitamin B và các vitamin chống oxy hóa

Vitamin A, vitamin C và vitamin E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ các chất độc hại cho tuyến giáp có trong các thực phẩm như (cà rốt, khoai lang, rau diếp, ớt chuông, dâu tây, bơ…). Các thực phẩm cần thiết để bổ sung vitamin B như: thịt lợn, thịt gà, trứng, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt,… để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.

Thịt hữu cơ - sản phẩm organic

Sản phẩm hữu cơ được chú trọng cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với bệnh nhân đang thực hiện quá trình điều trị gian nan như ung thư tuyến giáp. Trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì thịt là loại thực phẩm rất được quan tâm về chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, bạn nên chọn các loại thịt hữu cơ tươi ngon, không dùng hóa chất để tối đa an toàn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Hoa quả, trái cây mọng nước

Rất nhiều người cho rằng các loại trái cây rất tốt, nhưng với bệnh nhân ung thư tuyến giáp chỉ nên ăn nhiều các loại quả mọng như (nho, dâu tây, cam, cà chua,…). Các loại quả mọng vừa giàu chất oxy hóa hỗ trợ chức năng tuyến giáp và loại bỏ các tác nhân gây hại cho tuyến giáp, vừa có hàm lượng đường không quá cao không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Ngoài chế độ ăn uống trên, bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị khi chưa chắc chắn về tác dụng của thực phẩm đến việc chữa bệnh. Nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày để tăng cảm giác thèm ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày, tránh ăn đồ sống, tái hoặc trần.

Trên đây là chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể thaao nhẹ nhàng, và suy nghĩ tích cực để tăng cường sức khỏe.

Vân Anh (Tổng hợp)

Tin mới