Ung thư là tên gọi chung của tập hợp các bệnh liên quan, là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới.
Ung thư là bệnh lý mà bất cứ ai cũng từng nghe qua, gây tử vong thứ 2 trên thế giới.
Ung thư là căn bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, sinh trưởng mất kiểm soát và hợp thành một khối u. Các tế bào ung thư dần dần phá hủy và xâm lấn các mô lành trong cơ thể, xuất phát từ các cơ quan lân cận cho đến toàn cơ thể.
Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong quá trình điều hòa, một tế bào nhận được chỉ thị để chết và cơ thể có thể thay thế nó bằng một tế bào mới hơn hoạt động tốt hơn. Với các tế bào ung thư thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết. Kết quả dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế bào khác.
Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua các hạch bạch huyết. Một số loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh chóng, trong khi những loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn.
Hiện có hơn 200 bệnh ung thư được các nhà khoa học phát hiện và thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh, ví dụ ung thư phổi phát sinh từ các tế bào ở phổi, ung thư đại tràng phát sinh từ các tế bào ở đại tràng.
Các bệnh lý ung thư thường xảy ra hiện nay gồm: ung thư gan, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư xương... Đa số các loại ung thư đều không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn sớm, nên chỉ có thể phát hiện khi xuất hiện triệu chứng hoặc khám sức khỏe vô tình phát hiện.
Theo các chuyên gia, ung thư không bắt nguồn từ một nguyên nhân, tùy vào từng loại bệnh mà có những nguyên nhân ung thư cụ thể. Dưới đây là một số những tác nhân chính gây ra căn bệnh ung thư:
- Do đột biến DNA
Ung thư được gây ra bởi những thay đổi (đột biến DNA) trong các tế bào. DNA bên trong một tế bào được đóng gói thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gene chứa một bộ hướng dẫn cho tế bào biết chức năng nào sẽ thực hiện, cũng như cách phát triển và phân chia. Lỗi trong hướng dẫn có thể khiến tế bào ngừng hoạt động bình thường và có thể cho phép tế bào bị ung thư.
Những đột biến này là những đột biến phổ biến nhất được tìm thấy trong ung thư. Nhưng nhiều đột biến gen khác có thể góp phần gây ung thư.
- Lối sống không lành mạnh
Lối sống hằng ngày cũng được xét đến là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Hút thuốc, uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày (đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi) hoặc hai ly mỗi ngày (đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống), tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị cháy nắng thường xuyên, bị béo phì và quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần gây ung thư.
- Do di truyền
ADN của một người được thừa hưởng một nửa từ bố và 1 nửa từ mẹ, vì thế khả năng bạn thừa hưởng gene đột biến này. Không phải tất cả các trường hợp có gene đột biến đều bị ung thư, nhưng yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thực tế đột biến gene di truyền chiếm tỉ lệ nhỏ gây bệnh ung thư.
- Do ô nhiễm môi trường
Môi trường xung quanh chứa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, bạn vẫn có thể hít khói thuốc nếu bạn đến nơi mọi người đang hút thuốc, hoặc nếu bạn sống với người hút thuốc. Hóa chất trong nhà hoặc nơi làm việc, chẳng hạn như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.
Hiện việc điều trị và loại bỏ ung thư lúc này gặp nhiều khó khăn dù các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu tìm phương pháp điều trị hiệu quả. Để điều trị ung thư hiệu quả là phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực tuân thủ đúng liều trình bác sĩ xây dựng, kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, niềm tin vào cuộc sống.