Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Người bệnh gì nên hạn chế ăn cơm?

(VTC News) -

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhóm người mang bệnh lý là có nên hạn chế ăn cơm hay không?

Cơm là thực phẩm chính cho nhiều người, nhưng vì gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nên nó không thực sự tốt đối với một số người.

Người bệnh tiểu đường

Theo Mỹ The diaTribe Foundation, người tiểu đường cần hạn chế ăn cơm, do cơm chứa nhiều tinh bột, còn gọi là carbohydrate (carb).

Nó có thể gây tăng đột biến lượng đường và tạo ra sự dao động khó lường về mức độ glucose. Mặc dù có thể khó chấp nhận, nhưng cách dễ nhất để giữ mức đường huyết ổn định là hạn chế cơm.

Theo khuyến nghị của Tổ chức về Bệnh tiểu đường của Mỹ The diaTribe Foundation, một chén cơm chứa từ 45 đến 53 gram carbohydrate, trong khi người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 15 - 30 gram carbohydrate mỗi bữa ăn.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường chỉ có thể ăn cơm với điều kiện phải chú ý đến khẩu phần ăn và kèm nhiều chất xơ.

Theo The diaTribe Foundation, về khẩu phần ăn, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn nửa chén cơm - chứa tối đa khoảng 25 gram carb.

Hiệp hội Bệnh Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 28 gram chất xơ mỗi ngày đối với phụ nữ và 34 gram đối với nam giới. Chất xơ có từ rau và trái cây, các loại hạt, loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

ADA khuyến nghị nên ăn ít nhất một nửa khẩu phần là rau, 1/4 với đạm nạc và 1/4 với thức ăn chứa carb. Đồng thời, chúng ta nên chọn gạo lứt, gạo đen hoặc gạo rẫy - là những loại có chỉ số đường huyết GI thấp hơn.

Gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nên nó không thực sự tốt đối với một số người. (Ảnh minh hoạ)

Người bị tiền tiểu đường

Một nghiên cứu trên tạp chí y khoa British Medical Journal, cho thấy ăn nhiều cơm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nghĩa là người bị tiền tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến lượng cơm của mình.

Người mắc bệnh tim mạch vành

Nghiên cứu vừa được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Tim mạch Emirates lần thứ 13 và Đại học Tim mạch Mỹ (ACC) Trung Đông 2022 hôm 6/10 vừa qua, cho thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, bao gồm cơm trắng, bột mì trắng và bánh mì trắng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành sớm.

Ngược lại, họ phát hiện ra, chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành sớm.

Tiến sĩ Wahaj Aman, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện tim mạch UTHealth Houston Heart & Vascular (Mỹ) phát biểu: Nghiên cứu này là bước đi đúng hướng và khuyến khích tất cả mọi người, đặc biệt là bệnh nhân bệnh tim mạch vành, nên đưa ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống, theo Medical News Today.

AN BÌNH (Tổng hợp)

Tin mới