Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cơm rượu nếp có tác dụng gì?

(VTC News) -

Rượu nếp hay cơm rượu nếp là món ăn thức uống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, vậy cơm rượu nếp có tác dụng gì?

Từ lâu cơm rượu nếp là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cơm rượu nếp có tác dụng gì?

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời TS.BS Nguyễn Trọng Hưng -  Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, những nghiên cứu mới đây cho thấy, rượu nếp có tác dụng phòng nhiều bệnh tật.

Dưới là những tác dụng của cơm rượu nếp với sức khỏe:

Rượu nếp giúp phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cũng cho hay, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.

Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.

Rượu nếp cẩm phòng chống ung thư

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...

Các nhà khoa học cho rằng chất chống oxy hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Cơm rượu nếp là món ăn quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ

Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm.

Kích thích tiêu hóa

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.

Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa và hấp dẫn trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

Phòng bệnh thiếu sắt

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.

Cách làm rượu nếp cẩm ngọt thơm

Theo Báo Gia đình & Xã hội, để làm được món rượu nếp cẩm ngọt thơm, hấp dẫn không bị cay nồng, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Nguyên liệu cần có

- Gạo nếp cẩm: 1kg

- Men rượu (men bắc): 15g

- Lá chuối

- Hũ thủy tinh/hũ sành

Chi tiết cách làm rượu nếp cẩm

Bước 1: Nấu cơm rượu

- Gạo nếp cẩm mua về đem vo sạch rồi ngâm khoảng 1 - 2 tiếng với nước ấm. Để đảm bảo gạo nở đều, khi nấu thơm mềm, bạn nên ngâm gạo qua đêm.

- Vo gạo sạch sau đó bỏ vào nồi thêm nước xâm xấp mặt gạo rồi nhấn nút nấu như thường ngày.

- Kiểm tra cơm chín thì xới ra mâm, đĩa lớn rồi để cho nguội.

Bước 2: Ủ men cơm rượu

Trong cách làm rượu nếp cẩm thì quy trình ủ men là quan trọng nhất.

- Trước tiên, bạn cho men bắc vào cối sạch rồi giã mịn.

- Rắc men vừa giã lên trên bề mặt cơm nếp. Dùng đũa hoặc tay trộn thật đều để men bám lên trên bề mặt của hạt cơm.

- Xếp lá chuối vào rổ hoặc hũ mà bạn định ủ cơm rượu rồi cho phần cơm rượu vừa được trộn men vào.

- Gấp các mặt lá chuối lại sau đó đậy kín để cơm rượu lên men tốt nhất.

Thời gian ủ cơm rượu sẽ diễn ra trong khoảng 3 - 5 ngày. Nếu tiết trời nóng thì có thể nhanh hơn.

Bước 3: Hoàn thành

Mở nắp hũ ra kiểm tra nếu cơm rượu đã chín men sẽ dậy mùi thơm đặc trưng. Thấy hạt cơm bóng ướt, có nước cốt cơm rượu là dấu hiệu cho thấy cơm rượu đã đạt.

Múc rượu nếp cẩm ra bát và thưởng thức. Phần còn lại, bạn có thể cho vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.

Món cơm rượu nếp cẩm ăn không hoặc kèm với sữa chua cũng rất ngon. Trường hợp thấy cơm rượu quá cay, nồng thì bạn có thể cho thêm rượu trắng vào ngâm. Hoặc thêm trứng gà ta vào và hạ thổ dùng cho các chị em sau sinh cũng rất tốt.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới