Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nên làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

(VTC News) -

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời, vậy nên làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Thông tin về bệnh đột quỵ

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - bác sĩ Hồi sức cấp cứu, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não.

Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ

Bài viết của BSCK1 Đỗ Kiều Anh trên Báo Sức khoẻ & Đời sống đã chỉ ra những biểu hiệu của người bị đột quỵ như sau:

- Biểu hiệu giảm thị lực

Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Biểu hiệu ở mặt

Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời

- Đau đầu nặng

Cơn đau đầu nặng, đột ngột là triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện đau đầu, uống thuốc không đỡ cần phải tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

- Yếu một bên cơ mặt

Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bị tình trạng này.

- Khó thở hoặc tim đập nhanh

Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Nên làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

ThS.Bs Chu Văn Vinh, khoa Nội - Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, khi gặp trường hợp người nhà bị đột quỵ, nhiều người rơi vào hoảng hốt, không biết xử lý thế nào hoặc xử lý sai cách khiến bệnh nhân càng rơi vào nguy hiểm. Bác sĩ Vinh đưa ra một số phương pháp giúp xử lý khi gặp trường hợp này:

- Khi thấy người nghi bị đột quỵ não, một trong những việc đầu tiên, quan trọng nhất là gọi ngay cấp cứu 115 và gọi người hỗ trợ.

- Người nhà cần bình tĩnh, cố gắng xác định thời điểm xảy ra đột quỵ và tình trạng của người bệnh để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế.

- Dìu người bệnh, tránh để bị ngã, chấn thương.

- Để người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20 - 30 độ, nằm nghiêng để tránh sặc khi bị nôn, lau sạch đờm dãi, nới lỏng quần áo, phụ kiện để người bệnh dễ thở.

- Nếu người bệnh bị rối loạn ý thức, kiểm tra mạch của người bệnh. Nếu người bệnh bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo). Bạn có thể thông báo cho nhân viên y tế qua tổng đài cấp cứu 115 để được hướng dẫn nếu không biết cách làm.

Hạ An (Tổng hợp)

Tin mới