Không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng điều hoà đúng để tiết kiệm điện năng cũng như bảo vệ sức khoẻ. Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người hay mắc phải là sử dụng chức năng làm lạnh nhanh (chế độ Turbo hay Jet mode).
Nên hạn chế sử dụng chức năng này trên điều hòa. (Ảnh minh hoạ: Istock)
Chức năng làm lạnh nhanh là gì?
Chức năng làm lạnh nhanh cho phép điều hoà hoạt động với công suất tối đa trong một khoảng thời gian ngắn để nhanh hạ nhiệt độ phòng xuống mức thấp như mong muốn. Tuy làm mát phòng nhanh, giúp hạ nhiệt, nhất là khi bạn vừa đi ngoài trời vào cần làm mát ngay nhưng nó lại gây ra nhiều tác hại tới sức khoẻ cũng như tuổi thọ của điều hoà:
- Ảnh hưởng xấu đên sức khoẻ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có hệ hô hấp nhạy cảm. Việc chuyển từ môi trường nóng bức sang môi trường lạnh quá nhanh có thể gây sốc nhiệt, cảm lạnh, hoặc thậm chí là các vấn đề về tuần hoàn máu.
- Tốn nhiều điện năng tiêu thụ: Khi sử dụng chức năng làm lạnh nhanh, điều hòa phải hoạt động với công suất cao nhất, tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với chế độ hoạt động bình thường. Điều này không chỉ làm tăng hóa đơn tiền điện mà còn gây áp lực lên hệ thống điện trong nhà.
- Giảm tuổi thọ điều hoà: Thường xuyên kích hoạt chức năng làm lạnh nhanh khiến máy nén và các bộ phận khác của điều hòa phải hoạt động liên tục ở công suất cao, dẫn đến hao mòn nhanh chóng. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ của điều hòa và tăng nguy cơ hỏng hóc.
- Không tối ưu được nhiệt độ phòng: Dù chức năng làm lạnh nhanh có thể hạ nhiệt độ phòng xuống nhanh chóng nhưng nó không duy trì được sự ổn định của nhiệt độ trong thời gian dài khiến cho nhiệt độ phòng không được duy trì ổn định, lúc nóng lúc lạnh gây khó chịu cho người sử dụng.
Sử dụng điều hoà đúng cách
Để điều hoà phát huy hết công dụng làm mát, ổn định nhiệt độ phòng cũng nhưng thanh lọc không khí, bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng:
- Để nhiệt độ ở chế độ thích hợp: Bạn nên chỉnh điều hòa sao cho chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời chỉ ở mức vừa phải để tiết kiệm điện tối đa và không gây sốc nhiệt cho con người.
- Dùng chế độ Cool, không nên chuyển sang chế độ Dry: Nhiều người truyền nhau "bí kíp" điều hòa là để chế độ Dry (có biểu tượng hình giọt nước) thay cho chế độ Cool để tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện máy, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm hay kéo dài thì hãy cài đặt ở chế độ Cool để làm mát căn phòng, không nên cài đặt ở chế độ Dry.
-
Sử dụng thêm quạt khi dùng điều hòa giúp tăng khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng và làm mát nhanh. Quạt gió còn giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
-
Không bật tắt điều hòa liên tục: Thực tế, nhiều người tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, khi nào phòng nóng lại tiếp tục bật lên. Cách này lại tiêu tốn điện năng nhiều hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, máy cũng hỏng nhanh hơn.
-
Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên: Điều hòa cần được bảo dưỡng định kỳ 3-6 tháng/ lần để kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu suất hoạt động và nhanh chóng phát hiện ra sự cố hư hỏng, tránh gây lãng phí điện năng.