Các nhà khoa học ở Ireland đã khám phá ra bí mật tiềm ẩn về một số người có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra như viêm gan hoặc COVID-19.
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu có trụ sở tại Đại học Trinity College Dublin (Ireland) đã sàng lọc hệ thống miễn dịch của những phụ nữ tiếp xúc virus viêm gan C cách đây hơn 40 năm thông qua truyền máu từ người mắc bệnh .
Các nhà khoa học ở Ireland đã khám phá ra bí mật tiềm ẩn một số người có khả năng chống lại virus. (Ảnh: iStock)
Cuối những năm 1970, hàng nghìn phụ nữ ở Ireland nhiễm virus thông qua anti-D, loại thuốc được sản xuất bằng huyết tương từ máu hiến tặng và được tiêm cho những phụ nữ có hệ thống nhóm máu Rh âm tính và thai nhi mang Rh dương tính.
Thuốc anti-D ngăn chặn sự phát triển của các kháng thể có thể gây nguy hiểm cho những lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, một số anti-D được sử dụng trong thời kỳ đó đã bị nhiễm viêm gan C.
Trong khi một số phụ nữ bị ảnh hưởng mạn tính bởi căn bệnh này, một số người tự khỏi nhờ phản ứng kháng thể tự nhiên. Nhóm phụ nữ thứ ba dường như không có triệu chứng của bệnh và không cần kháng thể để chống lại nó.
"Chúng tôi giả thuyết những phụ nữ chống lại nhiễm trùng (viêm gan C) dường như phải có phản ứng miễn dịch bẩm sinh tăng cường. Đây là phần của hệ thống miễn dịch hoạt động như một tuyến phòng thủ đầu tiên", bà Cliona O'Farrelly, Chủ nhiệm bộ môn Hóa Sinh và Miễn dịch học của Đại học Trinity, cho biết.
Bà Farrelly nói để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu cần liên hệ với những phụ nữ đã tiếp xúc với virus hơn 40 năm trước và nhờ họ giúp đỡ bằng cách cho phép nghiên cứu hệ thống miễn dịch của họ. Điều này sẽ tìm ra manh mối khoa học có thể giải thích các phản ứng khác nhau ở mỗi người.
Sau khi hơn 100 phụ nữ tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cuối cùng đã tuyển chọn gần 40 phụ nữ từ nhóm kháng thuốc, cùng với 90 phụ nữ bị nhiễm bệnh trước đó. Sau đó, các mẫu máu của khoảng 20 phụ nữ trong mỗi nhóm được kích thích bằng các phân tử bắt chước nhiễm virus và dẫn đến kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh.
Bằng cách so sánh phản ứng của những phụ nữ không mắc viêm gan C với những người bị nhiễm bệnh, các nhà khoa học nhận thấy nhóm không mắc bệnh có người hiến tặng kháng thuốc có phản ứng "interferon loại I tăng cường" sau khi được kích thích.
Jamie Sugrue, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Hóa Sinh và Miễn dịch học của Đại học Trinity và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu, giải thích rằng các "interferon loại I" là một họ chính của các chất trung gian miễn dịch kháng virus. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại virus, bao gồm cả viêm gan C và COVID-19.
Được công bố trên tạp chí Cell Reports Medicine đầu tháng 11, nghiên cứu giúp nâng cao hiểu biết cơ bản của mọi người về khả năng kháng virus và giúp thiết kế các liệu pháp điều trị cho người bị nhiễm bệnh.
“Những phát hiện này rất quan trọng vì khả năng chống lại sự lây nhiễm là kết quả bị bỏ qua rất nhiều sau khi virus bùng phát, chủ yếu việc xác định các cá thể kháng virus là rất khó", ông Sugrue nói.