Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết, cây cơm rượu hay còn gọi là cây bưởi bung, là loại thực vật mọc hoang ở các bãi đất bên bờ rào hoặc bên trong rừng núi, phân bố rải rác trên khắp các địa phương trong nước ta.
Cây cơm rượu được nhiều nhà khoa học khai thác, từ đó phát hiện ra phần tinh dầu có hương thơm dễ chịu từ bưởi bung chứa nhiều loại alkaloid bao gồm arborin, arborinin, dictamin, glycerin, glycozolin, glycosminin, kokusaginin, noracromyxin, và skimmiamin... Về tính vị, phần rễ của cây cơm rượu vị cay, còn phần lá cây có tính ấm và vị ngọt.
Nhờ những hoạt chất trong thành phần của mình, tác dụng dược lý của cây cơm rượu được phát hiện trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền.
Trongy học Hiện đại, vị thuốc từ cơm rượu được xem là loại kháng sinh mạnh mẽ với tác dụng kháng nhiều loại vi khuẩn như Streptococcus, Bacillus Subtilis hay Staphylococcus 209P. Hiện tính kháng sinh của cơm rượu có hoạt động rất mạnh mẽ, có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các chủng vi khuẩn này trong ống nghiệm.
Cây cơm rượu mọc dại ở nhiều vùng của nước ta.
Các thầy thuốc của Đông y sử dụng cơm rượu như vị thuốc quý có tác dụng chống ho, giải cảm, tiêu đờm và kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ... hiệu quả. Vì vậy, cây cơm rượu nằm trong nhóm dược liệu chủ trị cho các vấn đề như:
Bài viết trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, vị thuốc cây cơm rượu được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc sau:
Chữa kém ăn, da vàng sau sinh ở phụ nữ
Chuẩn bị: 10g lá cây cơm rượu.
Thực hiện: Đem dược liệu đi sao vàng rồi cho vào ấm thêm 400ml nước. Sắc trên lửa nhỏ lấy 200ml để chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Dùng liều 1 thang/ngày.
Chữa đau lưng mỏi gối
Chuẩn bị 25g rễ cây cơm rượu, 10g huyết đằng, 10g cẩm tích, 15g rễ quýt gai, 10g tỳ giải.
Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng 600ml nước để thu lấy phân nửa. Chia làm 3 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm, dùng 1 thang/ngày.
Chữa mụn ổ gà mọc ở nách hay bẹn
Chuẩn bị 1 nắm lá cây cơm rượu, 1 nắm lá thổ phục linh cùng với 1 nắm lá ổi.
Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi thái nhỏ rồi giã nát. Dùng lá chuối non hơ nóng cho mềm để gói thuốc lại. Cần châm nhiều lỗ ở mặt đắp lên nốt mụn.
Chữa tê thấp
Chuẩn bị 20g rễ cây cơm rượu, 24g dây đau xương, 20g cỏ xước, 16g rễ cốt khí, 20g rễ hoàng lực, 20g hoa kinh giới. Đem cho hết các vị thuốc trên vào ấm sắc chung với 600ml nước để lấy 200ml thuốc. Chia làm 2 lần uống, dùng 1 thang/ngày. Một liệu trình duy trì liên tục trong 3 – 5 ngày.
Chữa phong thấp, đau nhức khắp người và khớp xương
Chuẩn bị 20g rễ bưởi bung, 20g rễ cây xấu hổ, 20g rễ cúc tần, 10g rễ và lá cam thảo dây, 10g rễ và lá đinh lăng.
Các vị thuốc cho hết lên chảo sao qua rồi sắc chung với 1 thăng nước lấy 300ml. Chia đều thành 2 lần uống, dùng 1 thang/ngày. Duy trì liên tục 3 – 5 ngày cho 1 liệu trình.
Cây cơm rượu trị được nhiều loại bệnh.
Trị cảm sốt ho
Chuẩn bị 20g lá cây cơm rượu, 5g bạc hà, 10g vỏ quýt.
Các vị thuốc cho hết vào ấm, đổ thêm 800ml đun sôi trên lửa nhỏ để thu lấy 300ml. Chia đều thành 3 lần uống, 1 thang/ngày.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Chuẩn bị 12g lá cơm rượu, 12g lá khôi, 12g dạ cẩm, 6g cam thảo dây.
Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Duy trì liên tục đến khi các triệu chứng của bệnh chấm dứt hẳn.
Trị kén ăn, đầy trướng bụng
Chuẩn bị 15 – 20g quả cây cơm rượu, cùng với 7g vỏ quýt.
Cho 2 vị thuốc vào ấm sắc với 1 thăng nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Dùng thay nước trà mỗi ngày 1 thang.
Chữa đau bụng kinh
Chuẩn bị 12g rễ cây cơm rượu, 12g gỗ vang, 12g rễ bướm bạc, 8g sim rừng, 8g thiên niên kiện.
Tất cả các vị thuốc trên đem thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ấm sắc chung với 400ml nước để thu 100ml thuốc. Chia đều thành 2 lần uống mỗi ngày chỉ 1 thang.
Trị bệnh tiểu đường
Chuẩn bị 30g lá cây cơm rượu, 20g thổ phục linh cùng với 20g lá móng tay.
Các vị thuốc trên cho vào ấm, đổ thêm 1 lít nước vào rồi sắc trên lửa nhỏ trong 20 phút. Có thể chia lượng thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày nhưng chỉ dùng 1 thang/ngày. Sử dụng hằng ngày để hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Lưu ý: Cây cơm rượu mặc dù có nhiều công dụng trong điều trị bệnh nhưng tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi có ý định dùng dược liệu cho bất cứ mục đích nào cần tham khảo trước ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.